MENU

Độ dốc mái là gì? Tính độ dốc mái như thế nào?

Phạm Ngân
08/06/2022

độ dốc mái

Độ dốc mái là yếu tố quan trọng cần được tính toán kỹ lưỡng bởi nó liên quan đến độ thoát nước của mái. Nếu không đủ độ dốc, mái nhà của bạn không chỉ có nguy cơ trở thành một hồ chứa nước sau cơn mưa lớn mà còn có thể dẫn đến vấn đề thấm dột.

Vậy độ dốc mái là gì? Tính độ dốc mái như thế nào? Trong bài viết sau, MM Home & Lifestyle sẽ giúp bạn hiểu hơn về độ dốc mái cũng như biết cách tính độ dốc mái tôn, cách tính độ dốc mái ngói đơn giản.

Độ dốc mái là gì?

Độ dốc mái được hiểu là độ nghiêng của mái khi hoàn thiện so với mặt phẳng nằm ngang theo một tỷ lệ nhất định, phù hợp theo thiết kế của công trình để đảm bảo thoát nước tốt, tránh gây tình trạng đọng nước hay thấm dột, gây hại cho công trình trong quá trình sử dụng

Mỗi căn nhà sẽ có một độ dốc khác nhau. Độ dốc của mái sẽ phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng để làm mái và kết cấu công trình. Nhìn chung, mái càng dốc thì thoát nước càng nhanh nhưng sẽ khá tiêu hao vật liệu cũng như chi phí.

Độ dốc mái tôn và mái ngói tiêu chuẩn

tính độ dốc mái

Theo nội dung toàn văn tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604:2012 về tiêu chuẩn thiết kế, tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:

  • Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%
  • Mái lợp tôn múi: từ 15% đến 20%
  • Mái lợp ngói: từ 50% đến 60%
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5% đến 8%.

Đối với nhà có độ dốc mái nhỏ hơn 8% phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà. Thực tế, tùy vào từng công trình cụ thể sẽ cần tính độ dốc mái tôn hợp lý để đảm bảo sao cho việc thoát nước đạt hiệu quả nhất.

Độ dốc mái tôn

Mái tôn là loại mái rất được ưa chuộng cho xây dựng nhà ở. Đối với mái tôn lợp nhà, tiêu chuẩn độ dốc mái tối thiểu phải đạt là 10% để đảm bảo nước mưa có thể chảy xuống dễ dàng, không bị ứ đọng nước. Trong đó:

  • Mái tôn nhà vườn: Đây thường là kiểu nhà cấp 4 có diện tích vừa và lớn. Vì vậy, cần tính toán độ dốc mái hợp lý để cân xứng với ngôi nhà. Nên chọn độ dốc trong khoảng từ 10 – 20%.
  • Nhà ống: Thường có chiều dài lớn, chiều ngang hẹp và mái tôn được lợp ở trên tầng thượng của ngôi nhà. Để tránh mất thẩm mỹ, mái nhô lên quá cao, độ dốc mái lý tưởng thường là 10 – 15%.
  • Nhà xưởng: Với diện tích khá lớn nên độ dốc tối thiểu thường là 10% và tối đa có thể là 30%. Khi lợp tôn cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

Độ dốc mái ngói

Mái ngói thường sử dụng cho các công tình nhà dân dụng và cần có độ dốc cao hơn so với mái tôn để nước không hắt vào các khe giữa các viên ngói gây thấm dột. Ngoài ra, mái nhà lợp ngói có độ dốc cao cũng sẽ trông cao ráo, khang trang hơn. Độ dốc mái ngói tối thiểu là 30% và tối đa thường chỉ đến 60%. Cụ thể:

  • Ngói cao cấp dạng ngói âm dương: Độ dốc ở mức 40%
  • Ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói móc: Độc dốc sẽ không dưới 50%
  • Ngói xi măng: Độ dốc của mái dao động ở khoảng 45 – 75%.

Cách tính độ dốc mái

Mái nhà làm bằng vật liệu khác nhau thì sẽ có cách tính độ dốc mái khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có công thức chung để tính độ dốc mái. Tuy nhiên, sẽ có 2 khái niệm bạn nên tránh nhầm lẫn đó là độ dốc mái (đơn vị %) và góc dốc mái (α: đơn vị độ).

tính độ dốc mái

Độ dốc mái i =  m × 100% =  (H/L) × 100%

  • i là độ dốc
  • H là chiều cao mái, là khoảng cách từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất của mái
  • L là chiều dài mái
  • m là hệ số độ dốc mái m = H/L = tan α.

Ví dụ, nếu chiều cao H = 1m, chiều dài mái L = 10m thì độ dốc mái sẽ bằng i = 1 / 10 x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%. Còn nếu muốn tính góc dốc mái α, bạn có thể tính theo công thức:

Góc dốc mái α = arctan (H/L) / 3,14 x 180

Ví dụ nếu độ dốc mái là 10%, ta có H = 1m, L = 10m vậy góc dốc mái α = arctan (1/10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ 

Dưới đây là góc dốc và độ dốc tương đương bạn có thể dễ dàng quy đổi mà không cần phải bấm máy:

  • α = 5° => Độ dốc 8%
  • α = 10° => Độ dốc 17%
  • α = 12° => Độ dốc 21%
  • α = 15° => Độ dốc 26%
  • α = 20° => Độ dốc 36%
  • α = 25° => Độ dốc 46%
  • α = 30° => Độ dốc 57%
  • α = 35° => Độ dốc 70%
  • α = 40° => Độ dốc 83%
  • α, = 45° => Độ dốc 100%

Chọn độ dốc mái sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Để chọn và tính độ dốc mái phù hợp sẽ cần căn cứ vào những yếu tố sau:

  • Lưu lượng mưa tại địa phương: Những khu vực mưa nhiều thì mái cần có độ dốc cao hơn những khu vực mưa ít, lượng mưa nhỏ.
  • Chiều dài mái. Những ngôi nhà có mặt bằng rộng (chiều dài mái lớn) thì không nên làm mái quá thấp. Ngược lại, nếu mặt bằng nhỏ (chiều dài mái nhỏ) thì không nên làm mái quá cao. Bởi khi đó hình khối ngôi nhà sẽ mất đi sự cân đối và đẹp mắt.
  • Yêu cầu thẩm mỹ. Mỗi kiểu tôn lợp mái sẽ có yêu cầu khác nhau về độ dốc. Nếu dùng tôn loại sóng to và cao có khả năng thoát nước tốt thì khi thiết kế và thi công có thể giảm độ dốc mái tôn xuống. Còn với mái ngói, dựa theo sở thích và gu thẩm mỹ, bạn có thể lựa chọn kiểu ngói như ngói bê tông, ngói xi măng, ngói mũi, ngói âm dương, ngói lưu ly….Mỗi loại cũng sẽ tương ứng với một độ dốc mái phù hợp. 

Qua những chia sẻ trên, MM Home hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về cách tính độ dốc mái. Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết nên thiết kế mái như thế nào cho phù hợp hoặc chưa biết nên thiết kế ngôi nhà trong mơ theo cách nào, đừng ngần ngại liên hệ với MM Home ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể nhé.

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home 

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!