MENU

Kinh nghiệm xây nhà “siêu hữu ích” đối với dân “ngoài nghề”

Phạm Ngân
18/02/2022

kinh nghiệm xây nhà

Xây dựng là ngành đặc thù kỹ thuật, nếu không am hiểu sẽ rất khó để kiểm tra và giám sát. Do đó, để có thể tự mình giám sát chất lượng và tiến độ xây dựng, tốt nhất bạn nên dành thời gian tìm hiểu và trang bị một vài kinh nghiệm xây nhà đẹp. 

Bạn có ý định xây dựng ngôi nhà mới nhưng lại lo mình không quá am hiểu về xây dựng nên khó giám sát và kiểm tra khi thi công? Nếu đang “rơi” vào tình huống này, dành ngay vài phút xem qua bài viết sau của MM Home để trang bị cho mình những kinh nghiệm xây nhà như nhà phố, nhà ống, hoặc nhà mới hoàn toàn cũng như cho xây nhà lần đầu một cách đơn giản, hữu ích bạn nhé!

Kinh nghiệm xây nhà trước khi thi công

Để việc xây dựng diễn ra thuận lợi, giai đoạn chuẩn bị sẽ rất quan trọng. Bạn càng chuẩn bị kỹ thì quá trình thi công càng diễn ra suôn sẻ.

1. Bản vẽ thiết kế

Trước khi thi công, bạn cần phải có bản vẽ thiết kế để có thể hình dung tổng thể ngôi nhà và cách bố trí phòng ốc. Theo kinh nghiệm xây nhà được nhiều người chia sẻ, thiết kế càng rõ ràng, cụ thể, khi thi công sẽ càng ít nảy sinh vấn đề. 

Nếu thiết kế không rõ ràng hoặc khi thi công, thiết kế có sự thay đổi, không những tiến độ xây dựng, thẩm mỹ ngôi nhà bị ảnh hưởng mà còn có thể làm tăng chi phí. Do đó, tốt nhất, bạn chỉ nên thay đổi thiết kế ngôi nhà trước khi khởi công và nên thảo luận trực tiếp với người thiết kế để họ có thể đưa ra những đề xuất tốt nhất.

2. Lựa chọn dịch vụ xây dựng

Ở bước này, bạn cần tìm hiểu kỹ và cố gắng lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín. Trước khi lựa chọn, bạn nên yêu cầu họ cho xem những công trình đang làm hoặc đã hoàn thành để có cơ sở đánh giá.

  • Nếu thuê thợ ngoài và tính tiền công theo ngày: Cần rõ ràng về trách nhiệm, chi phí và tiến độ thực hiện. Bởi thời gian thi công càng kéo dài, chi phí càng phát sinh.
  • Nếu khoán công theo m² sàn: Bạn cứ tính xem bao nhiêu m2 rồi nhân lên theo đơn giá. Bạn có thể khoán toàn bộ, gồm cả vật liệu hoặc chỉ khoán công. Nếu khoán toàn bộ, cần rõ ràng sẽ hoàn thiện đến mục nào, chỉ xây thô hay cả phần hoàn thiện ngôi nhà. 

3. Chọn người giám sát thi công

Để tránh tình trạng nhân công làm ẩu khiến công trình kém chất lượng, bạn nên tự giám sát hoặc tìm người giám sát hàng ngày. Bạn có thể nhờ người thân hoặc thuê người giám sát.

4. Khảo sát giá vật liệu

Dù bạn lựa chọn thuê trọn gói hay thuê nhân công và mua vật liệu thì cũng nên tìm hiểu trước về giá cả để có thể tính toán chi phí và lựa chọn đơn vị thi công phù hợp. Bạn có thể chọn nơi cung cấp gần nhà để tránh tìm chỗ bảo quản và giảm được chi phí vận chuyển.

Nếu chọn dịch vụ thi công trọn gói, bao gồm cả vật tư, bạn sẽ cần yêu cầu đơn vị thi công cung cấp bảng vật tư chi tiết về thương hiệu, quy cách, chủng loại, đơn giá…

Xem thêm:

5 Trao đổi với các bên liên quan

Đây là kinh nghiệm xây nhà để bán quan trọng bạn cần nhớ. Trước khi tiến hành xây dựng, bạn nên nói chuyện với các hộ xung quanh để báo về thời gian xây nhà cũng như hướng xây nhà như thế nào để nếu có phát sinh tranh chấp thì có thể xử lý sớm. 

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét việc xây dựng của mình có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh không. Nếu có ảnh hưởng, bạn nên xem trước phần liên quan hiện có bị nứt, lún gì chưa và tình trạng hiện tại như thế nào (có thể chụp ảnh, lập biên bản để làm bằng chứng).

Kinh nghiệm xây nhà trong quá trình thi công

kinh nghiệm xây nhà

1. Giám sát phần kỹ thuật

+ Xác định cột mốc xây dựng: Bạn có thể thuê một công ty đo đạc để xác định mốc chuẩn ngay từ đầu và bàn giao tim, mốc cho nhà thầu thi công bằng văn bản.

+ Kiểm tra kết cấu kiện móng, cột, dầm, sàn: Dùng thước đo kích thước (dài, rộng, cao) của móng, cột, dầm, sàn thực tế. 

  • Nếu nhà xây móng đơn, móng băng, với kinh nghiệm làm móng nhà bạn nên kiểm tra chiều sâu chôn móng thực tế, nếu móng cọc thì cần giám sát từ khâu ép cọc. 
  • Kiểm tra chiều cao các tầng
  • Kiểm tra ống nước, ống điện đã được lắp đặt đúng vị trí hay chưa
  • Chất lượng cốt thép cần đảm bảo 3 yếu tố đặt các thanh thép đúng vị trí cấu kiện cột, dầm, sàn; cắt đủ chiều dài đoạn nối, neo giữa 2 thanh thép nhằm đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và buộc chặt để khi đổ bê tông, các thanh thép không bị lệch.

2. Lưu ý vật liệu sử dụng khi xây nhà

Ở phần thi công thô, vật liệu xây dựng sẽ gồm sắt thép, xi măng, cát, đá, gạch, vật tư điện, vật tư nước, phụ gia chống thấm… Bạn cần tìm hiểu thông tin của một số loại vật tư phổ biến như ký hiệu, logo, thương hiệu, màu sắc để dễ giám sát chất lượng. Đối với cát, nên chọn cát sạch, hạt to. Còn với đá thì nên là đá xanh, hạt tròn đều. 

3. Quan tâm đến chất lượng bê tông

Bê tông phải đúng mác thiết kế (về cường độ và khả năng chịu lực). Với nhà phố, biệt thự, bê tông sẽ có mác #250. Để biết bê tông có đúng mác hay không, bạn có thể kiểm tra dựa vào phiếu giao nhận của nhà cung cấp. Còn nếu bê tông trộn tại chỗ, bạn có thể dựa vào tỷ lệ phối tại hiện tượng (mác #250 sẽ bao gồm 1 bao xi măng 50kg, 4 thùng cát vàng, 6 thùng đá 1×2 và lượng nước vừa đủ).

4. Giám sát chất lượng xây, tô

Bạn sẽ cần kiểm tra chất lượng của một vữa hồ xây tô. Thông thường, vữa xây tô là mác #75 (bao gồm 1 bao xi măng trộn với 10 thùng cát). Nếu dùng cát nhiều hơn, vữa hồ không đảm bảo độ kết dính, còn nếu xi măng nhiều hơn thì thường gọi là hồ già, hồ non.

Ngoài ra, bạn cũng nên yêu cầu đơn vị thi công đóng lưới mắt cáo vào các điểm giao giữa tường và dầm tại vị trí các ống luồn dây điện âm tường để hạn chế các vết nứt về sau.

5. Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí

kinh nghiệm xây nhà

Để xây nhà tiết kiệm, bạn nên chọn thời điểm thi công vào tháng 3 đến tháng 7 bởi lúc này, thời tiết thường khô ráo nên tiến độ thi công ít khi bị gián đoạn. Ngoài ra, thời điểm này cũng không khó tìm nhân công nên chi phí sẽ không quá cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn đơn vị thi công. Đừng vì ham rẻ mà chọn nhà thầu không uy tín, thiếu kinh nghiệm, không có giấy phép. Bởi nếu không, trong quá trình thi công sẽ dễ gặp vấn đề và đôi lúc chi phí phát sinh có thể vượt xa mức dự tính ban đầu.

Ngoài các kinh nghiệm xây nhà kể trên, để có ngôi nhà ưng ý, bạn cũng cần lưu ý thiết kế sao cho ngôi nhà lúc nào cũng thông thoáng, tràn ngập ánh sáng và tối ưu với tình trạng thời tiết ở từng địa phương. Chẳng hạn, nếu ở TP.HCM, với tình trạng nắng gắt diễn ra thường xuyên thì bạn có thể chọn tường gạch có nhiều lỗ thông gió để chống nắng và giúp gió lưu thông tốt.

Bạn đang tìm kiếm những bản vẽ thiết kế sẵn để tiết kiệm chi phí xây dựng nhưng lo sợ bản vẽ sẽ khó đúng kích thước hoặc không phù hợp với công năng của gia đình? Một kinh nghiệm xây nhà hữu ích là hãy thử xem qua bản vẽ của MM Home bạn nhé.

MM Home cung cấp đa dạng các bản vẽ thiết kế với thiết kế hiện đại, hài hòa về thẩm mỹ và phong thủy được thực hiện bởi đội ngũ kiến trúc chuyên nghiệp. Đặc biệt, các mẫu nhà của MM Home luôn chú trọng đến yếu tố “xanh”, gần gũi với thiên nhiên nhằm mang đến một không gian sống trong lành, thoáng mát và tràn ngập ánh sáng với kinh nghiệm xây nhà ở. Liên hệ ngay với MM Home ngay để có được những bản thiết kế nhà thật ưng ý nhé.

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home 

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!