Kiến trúc xanh là gì? Nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh
Con người hiện đại luôn muốn hướng mình gần gũi với thiên thiên. Thế nên loại hình kiến trúc xanh đã ra đời nhằm gắn kết con người với thiên nhiên, hướng những lối sinh hoạt thân thiện hơn với môi trường.
Vậy kiến trúc xanh là gì, kiểu kiến trúc này mang lại lợi ích gì và tại sao được nhiều người lựa chọn? Hãy cùng MM Home xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn nhé!
Kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh là kiến trúc thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa những yếu tố của môi trường với công trình xây dựng, từ bước thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, cải tạo cho đến tháo dỡ. Nói một cách dễ hiểu, kiến trúc xanh là kiến trúc ứng dụng những vật liệu từ tự nhiên, thân thiện với môi trường, làm nên sự hài hoà giữa công trình kiến trúc và thiên nhiên, không làm ô nhiễm, không phá vỡ cảnh quan, tiết kiệm năng lượng hết mức có thể…
Xem thêm:
- Top 3 mẫu nhà nhiều cây xanh, thân thiện với môi trường
- 6 mẫu nhà xanh đẹp nhất năm 2022: Liệu bạn đã biết?
Lợi ích của công trình kiến trúc xanh
Mẫu nhà kiến trúc xanh Pattern House, D2 được các kiến trúc sư của MM Home khéo léo sắp xếp các viên gạch và các khối xi măng cùng hàng tre xanh mát có tác dụng chắn ánh nắng trực tiếp và tạo sự riêng tư cho ngôi nhà.
Đối với môi trường
Thiết kế này sẽ làm đa dạng hơn hệ sinh thái và nguồn tài nguyên sinh học trong tự nhiên, chất lượng không khí cũng sẽ được cải thiện, lượng phát sinh chất thải rắn và sử dụng tài nguyên cũng ít hơn.
Lợi ích kinh tế
Nếu so sánh 1 công trình thương mại có thiết kế kiến trúc xanh với một công trình thông thường thì các công trình xanh sẽ tối ưu hơn. Bởi:
- Sử dụng ít hơn 26% năng lượng
- Chi phí bảo trì hàng năm giảm hơn 13%
- Lượng khí thải nhà kính sinh ra ít hơn hẳn 33%.
Lợi ích xã hội
- Tăng số lượng tiện ích trong không gian đô thị
- Tạo môi trường trong sạch, cộng đồng văn minh, thân thiện
- Giảm sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: phổi, hen, dị ứng…
- Giảm nguy cơ đột quỵ hoặc một số bệnh lý căng thẳng thần kinh.
Nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh
Mẫu nhà kiến trúc xanh MM house 2.0 được trang trí thêm các mảng xanh và các yếu tố tự nhiên góp phần tạo nên hiệu quả thẩm mỹ.
Nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh phải luôn được đề cập đến trong 4 giai đoạn: Trước khi xây dựng – Thi công xây dựng – Khai thác sử dụng – Tháo dỡ công trình với 4 nguyên tắc sau:
Áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng tự nhiên
- Hạn chế tối đa việc gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường
- Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm tiêu hao.
- Có các biện pháp xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường.
Cộng sinh với môi trường tự nhiên
- Khai thác kết hợp với bảo tồn, bù đắp, tái tạo cho thiên nhiên.
- Có các phương án chống chọi với sự biến đổi của khí hậu, môi trường.
- Hướng tới sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên như tre, rơm đá, các sản phẩm không chứa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi đã tháo gỡ công trình.
Tạo lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái cho con người
Không gian xanh bên trong mẫu nhà của MM Home
Công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố như tiện nghi, trong lành, dễ chịu, lành mạnh… Công trình cần giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa trong việc vận hành và bảo trì
Phù hợp với môi trường lịch sử và văn hóa khu vực:
Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo hạn chế tác động tới thiên nhiên và môi trường.
Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công trình kiến trúc xanh trên thế giới
Trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá công trình kiến trúc xanh. Sau đây sẽ là tiêu chuẩn được đưa ra và áp dụng tại một số quốc gia:
- LEED (Leadership in Energy & Environmental Design): Bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi USGBC (United States Green Building Council) – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng.
- BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) do tổ chức nghiên cứu xây dựng của Anh đưa ra và chỉ áp dụng tại Anh. Mục đích của tiêu chuẩn là để chỉ đạo xây dựng xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường.
- GBC (Green Building Challenge): Phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada (NRC) soạn thảo với mục đích nhằm đánh giá, bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công xây dựng.
- EDGE (Exellence in Design for Greater Efficiencies) với các tiêu chuẩn tập trung đánh giá tính hiệu quả vận hành của công trình. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc công trình xanh.
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh tại Việt Nam
Mẫu nhà ở kiến trúc xanh của MM Home đáp ứng những tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh tại Việt Nam
5 tiêu chí kiến trúc xanh do Hội Kiến trúc sư Việt Nam ban hành:
1. Địa điểm bền vững
- Địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch.
- Bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
- Hòa nhập với cảnh quan tự nhiên.
- Phục hồi năng cấp môi trường cảnh quan.
2. Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả
- Khai thác và sử dụng hiệu quả, không khí và ánh sáng tự nhiên.
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước
- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường
- Sử dụng hợp lý tiết kiệm đất đai trong xây dựng
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
- Áp dụng công nghệ xanh.
- Quản lý hiệu quả trong xây dựng, khai thác, sử dụng công trình kiến trúc, khu đô thị.
3. Chất lượng môi trường trong nhà
- Tổ chức không gian trong nhà phù hợp nhu cầu tâm sinh lý, giao tiếp cộng đồng
- Vỏ bao che phòng, chống, giảm thiểu tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên và nhân tạo.
- Vật liệu nội thất đảm bảo không phát thải khí độc hại và tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người sử dụng
- Chất lượng không khí đảm bảo
- Tiếng ồn đảm bảo mức ồn trong nhà, khu đô thị thấp hơn giới hạn cho phép
- Chiếu sáng giảm thiểu năng lượng sử dụng, quản lý, kiểm soát chiếu sáng, tiết kiệm năng lượng.
4. Kiến trúc tiên tiến, bản sắc
- Giải pháp quy hoạch, kiến trúc tương thích với nhu cầu sống, hướng tới các giá trị văn hóa xã hội tương lai
- Bảo tồn kế thừa và khai thác các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, đặc trưng dân tộc vùng miền
- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.
5. Tính xã hội, nhân văn bền vững
- Hòa nhập với môi trường nhân văn
- Đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của cá nhân, cộng đồng, dân tộc
- Tôn trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Môi trường kinh tế – xã hội ổn định.
Trên đây là những thông tin về kiến trúc xanh mà MM Home muốn chia sẻ cùng bạn. Hiện MM Home có rất nhiều bản vẽ kiến trúc xanh độc đáo, ấn tượng được thực hiển bởi đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Nếu bạn yêu thích loại hình kiến trúc này và muốn tham khảo thêm, đừng ngần ngại liên hệ với MM Home ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể nhé!
—————————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511