Dầm bê tông cốt thép là gì? Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép là cụm từ rất phổ biến trong xây dựng. Thế nhưng, thực tế, với những ai không am hiểu về thiết kế xây dựng nhà ở thì khái niệm này khá là mơ hồ.
Vậy dầm bê tông cốt thép là gì? Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép ra sao? Trong bài viết này, MM Home sẽ phần nào giúp bạn có câu trả lời cho những câu hỏi trên cũng như có thêm một vài thông tin hữu ích về dầm bê tông cốt thép để có thể chủ động hơn trong việc giám sát công trình thi công.
Dầm bê tông cốt thép là gì?
Để hiểu được dầm bê tông cốt thép là gì, bạn sẽ cần hiểu rõ về khái niệm dầm bởi ngoài dầm bê tông thì sẽ còn có nhiều loại dầm khác. Vậy dầm là gì? Dầm là cấu kiện cơ bản, đóng vai trò là thanh chịu lực (chủ yếu là chịu uốn), có thể nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm tường, mái nhà ở phía trên. Các loại dầm thường được nhắc đến là dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục…, trong mỗi loại, sẽ chia ra dầm chính và dầm phụ.
Như vậy, dầm bê tông cốt thép là một loại cấu kiện được dùng trong quá trình thi công và được tạo thành từ 2 nguyên vật liệu là bê tông (gồm 3 thành phần là xi măng, cát và đá) và cốt thép. Cấu kiện này thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông với kích thước phụ thuộc vào diện tích của công trình xây dựng. Cũng như các loại dầm khác, dầm bê tông cốt thép là cấu kiện chịu uốn. Tuy nhiên, thực tế, bên cạnh việc chịu uốn, dầm bê tông cốt còn có thể chịu nén nhưng khả năng chịu nén thường thấp hơn so với chịu uốn.
Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép được tạo thành từ bê tông và cốt thép, trong đó phần cốt thép trong dầm bê tông sẽ bao gồm các bộ phận là cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Để tạo thành thanh dầm, người công nhân sẽ tạo 4 cốt dọc ở 4 góc cộng với cốt đai, còn cốt xiên có thể có hoặc không.
Như vậy, bộ phận cốt thép dọc sẽ đóng vai trò như bộ xương của dầm, có chức năng chịu lực. Thông thường, cốt thép dọc chịu lực sẽ dùng thép nhóm AII, AIII, hoặc CII, CIII, với đường kính nằm trong khoảng từ 12 – 40mm. Còn cốt đai trong dầm dùng để chịu lực ngang nên sẽ có đường kính nhỏ, mức tối thiểu là 4mm.
Ngoài ra, phần cốt thép sẽ được phủ một lớp bảo vệ Ao để giúp thép không bị hoen rỉ sét. Lớp bảo vệ này sẽ được tính từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép, trong đó Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc. Giữa 2 cốt thép trong khoảng cách thông thủy To sẽ được tính từ mép cốt thép này tới mép cốt thép kia. Điều này giúp việc đổ bê tông không bị kẹt đá. Quy định tiêu chuẩn về kích thước dầm bê tông cốt thép:
- Ao1 có kích thước tối thiểu là 1cm khi h ≤ 25cm
- Ao1 có kích thước tối thiểu là 1,5cm khi h > 25cm
- Ao2 có kích thước tối thiểu là 1,5cm khi h ≤ 25cm
- Ao2 có kích thước tối thiểu là 2cm khi h > 25cm.
Ngoài ra, kết cấu dầm bê tông cốt thép nhà dân dụng và kết cấu công trình xây dựng lớn sẽ có sự khác biệt.
Xem thêm:
- Phần thô là gì và có ý nghĩa gì trong xây dựng?
- Chuyên gia xây dựng giải đáp: Có nên đổ bê tông nền nhà?
- Sàn không dầm là gì? Cấu tạo & Ưu, nhược điểm của sàn không dầm
Nguyên lý làm việc của dầm bê tông cốt thép
Từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại, diễn biến hoạt động của dầm xảy ra như sau:
- Khi tải trọng chưa lớn so với sức chịu tải của dầm bê tông cốt thép (ở mức khởi động) thì dầm còn nguyên vẹn. Nếu tăng tải trọng, ở đoạn dầm có mô men lớn sẽ xuất hiện các khe nứt thẳng góc với trục dầm, ở đoạn dầm gần gối tựa có lực ngang lớn sẽ xuất hiện khe nứt nghiêng.
- Dầm sẽ bị phá hoại khi tải trọng lơn hơn mức chịu đựng, tiết diện có khe nứt thẳng góc hoặc tiết diện có khe nứt nghiêng.
- Khi đặt tải, độ võng của dầm sẽ tăng lên. Trạng thái giới hạn của dầm theo cường độ được diễn tả bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc hoặc theo tiết diện nghiêng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về dầm bê tông cốt thép mà MM Home muốn chia sẻ cùng bạn. Với những chia sẻ này, MM Home hy vọng rằng bạn sẽ có thêm một số thông tin hữu ích trước khi quyết định khởi công xây dựng.
Ngoài việc tìm hiểu trước về quá trình thi công cũng như những khái niệm cần lưu ý, bạn cũng nên dành thời gian thực hiện kỹ lưỡng bản vẽ thiết kế nhà ở để giúp việc thi công diễn ra thuận lợi và tránh được những vấn đề phát sinh không mong muốn. Nếu bạn vẫn chưa có bản vẽ thiết kế nhà ở ưng ý, đừng ngần ngại liên hệ với MM Home ngay hôm nay để được hỗ trợ nhé!
—————————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511