MENU

Đài móng là gì? Đài cọc là gì? Quy trình thi công đài móng cọc

Phạm Ngân
07/06/2022

đài móng

Đài móng, đài cọc là những bộ phận giúp móng nhà thêm vững chắc. Chính vì vậy, nếu bạn không phải là dân chuyên về xây dựng nhưng đang có ý định xây ngôi nhà mới hoặc có ý định tìm hiểu về lĩnh vực này thì đây là những khái niệm quan trọng đầu tiên mà bạn cần biết.

Vậy đài móng là gì? đài cọc là gì? Trong bài viết này, MM Home & Lifestyle sẽ chia sẻ đến bạn một vài thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu hơn về những khái niệm này nhé!

Đài móng là gì? Đài cọc là gì?

Đài móng và đài cọc là những bộ phận quan trọng của một công trình xây dựng giúp bảo vệ sự bền vững và kéo dài tuổi thọ của công trình. Nếu một trong hai bộ phận này làm sai kỹ thuật, liên kết lỏng lẻo hay phân bố không đều, công trình sẽ có nguy cơ bị nứt vỡ, sụp đổ, gây nguy hiểm cho những người sống trong ngôi nhà.

  • Đài móng: Bộ phận bên dưới của công trình, giúp liên kết các cọc nhà nhằm phân tán đồng đều trọng lượng từ trên xuống để tránh công trình bị sụt lún, nghiêng đổ ttrong quá trình thi công và sử dụng. Nói cách khác, đài móng giúp đảm bảo sự vững chắc của ngôi nhà thông qua việc cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt và diện tích phần nền móng. Đài móng thường được chia thành đài móng cứng và đài móng mềm với hình dáng rất đa dạng như hình tròn, hình côn, hình tam giác….
  • Đài cọc: Cũng là bộ phận giúp liên kết các cọc lại với nhau để phân bố đều trọng lực của công trình lên bề mặt và diện tích nền móng. Thông thường, đài cọc sẽ trở thành một phần của móng nhà, giúp nâng đỡ trọng lượng của những thiết bị nặng cân.

Nhìn chung, đài móng và đài cọc là hai bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời. Tuy nhiên, đây không phải là cùng một bộ phận và không thể thay thế nhiệm vụ cho nhau.

Kích thước chuẩn của đài móng cọc

đài móng

Kích thước chuẩn của đài móng

Hình dáng, kích thước của đài móng được tính toán theo diện tích sử dụng để bố trí đúng số cọc. Chiều sâu khi tiến hành chôn đài móng sẽ tùy vào địa chất khu vực xây dựng, cấu tạo của công trình…  Chiều cao đài móng cần tính toán thật kỹ để đảm bảo các trị số cần thiết cho độ ngầm của các cọc trong đài. Trường hợp đài cọc dùng cốt thép bên trong thì chiều dài neo phải trên 20 cho thép có gờ và trên 30 với thép không gờ. Ngoài ra, khoảng cách tính từ mép đài tới mép hàng cọc ở ngoài cùng phải trên 10cm khi tiến hành thực hiện công trình nhà dân dụng.

Kích thước chuẩn của đài cọc

  • Khoảng cách từ trung tâm cột biên tới vị trí mép đài phải lớn hơn đường kính cột nhà. Khoảng cách từ cọc tới mép đài phải lớn hơn 150mm
  • Đáy đài cọc có bề rộng không được bé hơn 2 lần đường kính và phải lớn hơn 600mm
  • Độ dày đài cọc cần được xem xét dựa kết cấu bên trên căn nhà nhưng không được nhỏ hơn 300mm.

Việc thi công đài móng và đài cọc thường có độ khó cao nên bạn cần tìm tới đơn vị thi công có chuyên môn cao để đảm bảo chất lượng cho toàn bộ công trình.

Quy trình thi công đài móng cọc

đài móng

Bố trí đài móng cọc hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo sự vững chắc, đồng thời giúp tiết kiệm được một khoản chi phí xây dựng đáng kể. Quy trình thi công đài móng cọc thường theo các bước sau:

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Đầu tiên, đơn vị thi công sẽ khảo sát địa chất nơi xây dựng để đánh giá điều kiện môi trường, địa chất, khu vực thi công xây dựng nhằm lựa chọn loại đài móng phù hợp. Bên cạnh đó, trước khi xây dựng, đơn vị thi công cần chuẩn bị một mặt bằng phẳng, sạch sẽ và khô ráo để việc thi công được thuận lợi.

Xác định vị trí và chuẩn bị trang thiết bị

Bước tiếp theo là xác định vị trí cần ép cọc và lắp đặt các thiết bị máy móc thi công theo đúng vị trí trong bản thiết kế. Trước đó, bạn cần đảm bảo rằng các thiết bị hoạt động tốt và đảm bảo độ an toàn cho người thực hiện thi công.

Ép cọc bê tông móng nhà

  • Ép cọc đầu tiên đúng vị trí trong bản thiết kế và điều chỉnh trục dọc thẳng đứng. Lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian vào đoạn cọc đầu tiên, căn chỉnh đường trục sao cho trùng với đường trục đầu tiên. Tiếp tục ép các cọc đến độ sâu như bản thiết kế.
  • Gia công cốt thép: sửa thẳng, đánh gỉ, cắt, uốn, và nối cốt thép
  • Hàn, buộc cốt thép thành lưới và tạo khung
  • Đổ bê tông móng.

Khi tiến hành ép cọc bê tông cốt thép, cần đảm bảo độ nghiêng của các cọc không vượt quá 1%. Độ cao của đáy đài đầu cọc có sai số không quá 75mm so với bản thiết kế xây dựng ban đầu.

Qua những chia sẻ trên của MM Home, hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích về đài móng, đài cọc. Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở cũng như đang lên thiết kế để chuẩn bị xây dựng ngôi nhà mới, bạn có thể thử liên hệ với MM Home ngay hôm nay để có thể tham khảo thêm một vài mẫu thiết kế ấn tượng nhằm có thêm ý tưởng cho ngôi nhà mơ ước của mình nhé!

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home 

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!