Cách tính chiều cao tầng lửng hợp lý nhất khi xây nhà
Để tăng diện tích sử dụng và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, nhiều gia đình đã chọn cách xây thêm tầng lửng trong không gian sống của mình. Tuy nhiên, nếu chọn chiều cao tầng lửng không hợp lý sẽ làm mất đi vẻ đẹp, tính sang trọng và sự tiện lợi trong tổ ấm của bạn.
Tầng lửng quá cao sẽ khiến ngôi nhà trở nên trống trãi, nội thất rời rạc, không có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên, tầng lửng quá thấp lại gây cảm giác chật hẹp, ngột ngạt bí bách. Vậy chiều cao tầng lửng như thế nào thì hợp lý? Làm sao để có không gian tầng lửng đẹp mắt, sang trọng và đảm bảo được nhu cầu sử dụng cho các thành viên trong gia đình?
Tầng lửng là gì? Kiến trúc nhà ở có cần xây tầng lửng hay không?
Phân loại tầng lửng
Tầng lửng (gác lửng hoặc gác xép) là một trong những khu vực quan trọng trong nhà ở và được nhiều gia đình yêu thích. Không gian tầng lửng sẽ là tầng trung gian giữa các tầng của căn nhà, không được tính vào tổng số tầng. Thông thường, tầng lửng sẽ nhỏ hơn so với các tầng khác. Tuy nhiên, nếu thiết kế diện tích và chiều cao tầng lửng phù hợp thì gia đình bạn sẽ có thêm một không gian sinh hoạt với nhiều công dụng khác nhau.
Có thể chia tầng lửng thành 4 nhóm chính:
- Tầng lửng phía trước: Thiết kế gác lửng ở phòng khách là một thiết kế vô cùng phổ biến, giúp gia chủ dễ dàng quan sát trước nhà và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Tầng lửng phía sau: Kiểu thiết kế này rất phổ biến trong các công trình nhà phố, giúp mang đến sự mới mẻ cho phòng khách. Tuy nhiên, thiết kế này thường khiến không gian sống trở nên chật hẹp, ngột ngạt hơn.
- Gác lửng bên hông: Với nhà có diện tích rộng, có thể thiết kế gác lửng bên hông nhà để phá cách cho không gian sống của mình.
- Gác lửng trong phòng: Gác lửng trong phòng là một giải pháp để giúp những căn phòng có diện tích nhỏ thêm rộng rãi, thoáng đãng.

Lợi ích khi thiết kế tầng lửng
Hiện nay, nhiều nhà sử dụng tầng lửng để làm phòng khách, nơi sinh hoạt chung, trở thành phòng làm việc, khu vực đọc sách… Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể bố trí không gian tầng lửng với nhiều phong cách và tiện nghi khác nhau, giúp tổng thể nhà ở thêm phần sang trọng và độc đáo.
Có thể thấy, tầng lửng là giải pháp hiệu quả cho những ngôi nhà có diện tích hẹp, không đủ điều kiện để xây thêm tầng. Tuy nhiên, để có một không gian sống hoàn hảo, trước khi xây dựng, cần tính toán kỹ lưỡng các yếu tố về diện tích và quy định chiều cao tầng lửng cũng như cách thiết kế, bố trí không gian này.
Xem thêm:
- Mẫu nhà ống 4x25m 4 phòng ngủ đẹp mà chủ nhà nào cũng yêu
- Xây dựng ban công nhà phố cần lưu ý gì để đảm bảo đúng quy định và không bị phạt?
Tiểu chuẩn chiều cao tầng lửng như thế nào là hợp lý?
Để xác định được tầng lửng nên cao bao nhiêu, trước tiên gia chủ phải xác định chiều cao tầng trệt do tầng lửng chỉ nên được xây dựng nếu tầng trệt đáp ứng đủ điều kiện từ 7m trở lên (đối với những mẫu nhà phố cao tầng) và 4,5 – 5m (đối với các mẫu nhà ở 1 tầng). Như vậy, chiều cao tầng lửng sẽ ở khoảng 2,2 – 2,5m để bố cục ngôi nhà được đẹp nhất cũng như đảm bảo các yếu tố về an toàn trong quá trình xây dựng và sinh sống sau này.

Gọi H là độ cao quy định từ mặt nền vỉa hè đến sàn lầu 1, L là lộ giới phía trước nhà. Để tính chiều cao tầng lửng là bao nhiêu sao cho hợp lý nhất, có thể dựa theo 3 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1 (L<3,5m: H=3,8m): Trong trường hợp này, chiều cao tầng trệt rất thấp nên việc xây tầng lửng là không khả thi. Nếu không gian nhà quá nhỏ và gia chủ muốn phải có thêm tầng lửng để tăng diện tích không gian sống thì cũng chỉ có thể xây tầng lửng với độ cao dưới 1,5m, sinh hoạt không thoải mái.
Trường hợp 2 (3,5m<L<20m: H=5,8m): Với trường hợp này, có thể xây tầng trệt với chiều cao khoảng từ 3,2 – 3,5m còn chiều cao tầng lửng là từ 1,8 – 2m.
Trường hợp 3 (20m<L: H=7.0m): Với độ cao này, tầng trệt có thể cao khoảng 4 – 4,2m còn tầng lửng sẽ có chiều cao khoảng 2,8 – 3m.
Cần lưu ý gì khi thiết kế, xây dựng tầng lửng?
Những điều cần biết khi xây nhà có tầng lửng là gì? Cụ thể, một số lưu ý khi thiết kế tầng lửng mà bạn không nên bỏ qua như:
- Với những căn nhà có diện tích hạn chế, có thể sử dụng tầng 1 để kinh doanh và đưa không gian sinh hoạt chung như nhà ăn, phòng khách lên tầng lửng để cả gia đình có thể dễ dàng quan sát được hoạt động phía dưới.
- Tầng lửng không chỉ dành cho những ngôi nhà có diện tích chật hẹp mà những ngôi nhà lớn cũng có thể xây tầng lửng để trang trí, tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian nhà.
- Khi xây dựng tầng lửng, nên tính toán để chiều cao tầng lửng nhà phố hợp lý, cân đối với tầng trệt
- Diện tích xây dựng tầng lửng đảm bảo không quá 80% diện tích xây dựng tầng trệt

Chiều cao tầng lửng phù hợp sẽ giúp bạn có một không gian sống rộng rãi hơn và sang trọng, tinh tế hơn. Do đó, trước khi bắt tay vào xây dựng, hãy trao đổi thật kỹ với đơn vị mà bạn thuê thiết kế nhà để có thể tìm được chiều cao chuẩn.
Nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy để MM Home hỗ trợ và tư vấn cho bạn những thiết kế nhà ở đẹp mắt, ấn tượng hiện nay. Các mẫu nhà của MM Home đều đảm bảo các yếu tố về cây xanh, ánh sáng, độ thông thoáng, tiện nghi… nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
———————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511