MENU

Cách tính chi phí xây nhà: Những thông tin quan trọng cần lưu ý

Phạm Ngân
18/02/2022

cách tính chi phí xây nhà

Tính toán chi phí xây nhà được xem là một bài toán hóc búa và là nỗi “ám ảnh” của nhiều người khi có ý định xây nhà mới. Nếu bạn cũng đang đau đầu với bài toán này, bỏ túi ngay một số mẹo hữu ích trong cách tính chi phi xây nhà của MM Home để việc xây dựng diễn ra thuận lợi bạn nhé.

Tính toán chi phí xây nhà chính xác và kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào thực hiện không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng “thiếu trước hụt sau” mà còn đảm bảo bạn có thể sở hữu căn nhà ưng ý với chi phí trong dự kiến. Tuy nhiên, việc tính chi phí xây nhà không hề đơn giản bởi chi phí này sẽ bao gồm nhiều khoản như:

Cách tính sơ bộ chi phí xây nhà

  • Chi phí thiết kế nhà
  • Chi phí thủ tục pháp lý xây dựng
  • Chi phí phần thô
  • Chi phí vật tư hoàn thiện
  • Chi phí thiết kế nội thất
  • Chi phí xây dựng sân vườn, cổng, hàng rào
  • Chi phí nhân công (nếu bạn tự mua vật tư)
  • Chi phí phá vỡ nhà cũ, giải phóng mặt bằng (nếu có)
  • Khoản chi dự phòng trong trường hợp phát sinh.

Để có bản dự trù kinh phí xây nhà sát với thực tế và hạn chế rủi ro chi phí đội lên quá cao trong quá trình thi công, bạn cần dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện thật chậm rãi, chắc chắn từng bước.

Diện tích xây dựng – Khái niệm cần biết trước khi tính toán chi phí xây nhà

Để tính chi phí xây nhà, diện tích (DT) xây dựng là khái niệm quan trọng bạn cần hiểu rõ bởi đây có thể được xem là cơ sở để các công ty xây dựng tính giá xây nhà. Để tính được diện tích xây dựng, bạn cần:

1. Xác định được diện tích các phần nằm trong chu vi công trình

  • DT tầng hầm, trệt và lầu sẽ bằng diện tích sàn của tầng đó, tính luôn cả ban công và trừ đi diện tích cầu thang và ô thông tầng
  • DT móng sẽ bằng diện tích sàn tầng trệt
  • DT mái bằng diện tích bề mặt mái
  • DT ô trống thông tầng bằng diện tích không gian trong chu vi ô thông tầng
  • DT cầu thang bằng tổng diện tích các bậc cầu thang
  • DT sân thượng, sân trước, sân sau

2. Cách tính diện tích xây dựng từng phần

DT xây dựng từng phần = diện tích x hệ số số quy đổi (hệ số phần trăm)

Cụ thể:

  • Tầng hầm: Hệ số 150 – 250%. Nếu diện tích là 100m2 thì DT xây dựng sẽ từ 150 – 250m2. Tầng hầm thường được tính theo độ sâu, nếu độ sâu dưới 1m5 thì hệ số là 150%, nhỏ hơn 1m7 là 170%, nhỏ hơn 2m là 200% còn nếu sâu hơn 3m thì các nhà thầu sẽ báo giá trực tiếp sau khi khảo sát.
  • Tầng trệt, lửng, lầu có mái che: Hệ số quy đổi là 100%. Nếu diện tích là 100m2 thì DT xây dựng là 100m2. 
  • Móng: Hệ số 30 – 100%. Nếu diện tích móng là 100m2 thì DT xây dựng sẽ từ 30 – 100m2. Nếu là móng đơn, móng cạo neo thì hệ số là 40%, móng ép tải là 30%, móng băng là 50%, móng bè là 100%. 
  • Mái: Hệ số 30 – 100%. Nếu diện tích mái là 100m2 thì DT xây dựng sẽ từ 30 – 100m2. Đối với phần mái, hệ số quy đổi sẽ phụ thuộc vào vật liệu. Nếu dùng mái bê tông cốt thép, không lát gạch, hệ số là 50%, có lát gạch là 60%. Còn mái ngói kèo sắt tính 60% diện tích nghiêng của mái nhà, mái bê tông dán ngói tính 85%, mái tôn tính 30%.
  • Sân thượng, sân trước, sân sau, cầu thang, ô thông tầng…: Hệ số 50 – 100%. Nếu diện tích là 100m2 thì DT xây dựng sẽ từ 50 – 100m2. Đối với phần sân có đổ cột, xây tường rào, lát gạch nền, nếu diện tích dưới 15m2 tính 100%, dưới 30m2 tính 70%, trên 30m2 tính 50%. Còn nếu sân thượng được dàn bê tông, có mái che hoặc trang trí tính 75% diện tích.

3. Tính tổng diện tích xây dựng

cách tính chi phí xây nhà

Sau khi đã tính được diện tích xây dựng từng phần, bạn tính tổng diện tích xây dựng theo công thức sau:

Tổng diện tích xây dựng = DT móng quy đổi + DT sàn trệt +  DT sàn các lầu + DT mái hệ số nghiêng + DT sân quy đổi + DT các công trình phụ quy đổi

Hệ số quy đổi kể trên có thể khác nhau giữa các công ty xây dựng. Do đó, tốt nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với công ty xây dựng mà mình có ý định hợp tác để kiểm tra và tìm hiểu kỹ từng hạng mục.

Hướng dẫn chi tiết cách tính chi phí xây nhà đầy đủ nhất

Chi phí xây nhà sẽ bao gồm nhiều khoản và phải có cách tính chi phí xây nhà phù hợp, gồm các chi phí như:

1. Bản vẽ thiết kế

Chi phí cho bản vẽ thiết kế thường được tính bằng cách lấy tổng diện tích xây dựng hay diện tích thi công nhân với đơn giá thiết kế/m2. Đơn giá thiết kế thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong cách, loại hình công trình, quy mô, mức độ chi tiết của bản vẽ và tay nghề của kiến trúc sư.

Nếu có kinh tế “hạn hẹp”, bạn có thể cân nhắc lựa chọn những bản vẽ thiết kế sẵn. Thông thường, chi phí cho những bản vẽ này sẽ thấp hơn so với việc thuê một kiến trúc sư hay đơn vị thiết kế xây dựng. Nếu bạn lo ngại việc dùng bản vẽ thiết kế sẵn sẽ:

  • Khó đúng với kích thước, diện tích hay công năng của gia đình
  • Khó đáp ứng về yếu tố phong thủy 
  • Không sở hữu được ngôi nhà riêng biệt cho bản thân 

Vậy hãy cân nhắc lựa các bản vẽ thiết kế sẵn có thể điều chỉnh của MM Home. MM Home cung cấp đa dạng các bản vẽ thiết kế sẵn được thực hiện bởi đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình. 

Đặc biệt, đối với các bản vẽ thiết kế của MM Home, bạn còn có thể linh hoạt điều chỉnh vật liệu và màu sắc để tạo nên một ngôi nhà mang đậm phong cách của riêng bạn.

2. Pháp lý xây dựng

Khi có ý định xây nhà, các vấn đề pháp lý, giấy tờ cũng cần được chú trọng. Cụ thể, bạn sẽ cần cân nhắc chi phí cho các loại thủ tục như:

– Giấy phép xây dựng: Bạn cần chuẩn bị bộ bản vẽ xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định của Luật xây dựng. Chi phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở mỗi tỉnh thành sẽ khác nhau, thường nằm trong khoảng từ 50.000 đến 100.000 đồng

– Cắm mốc xây dựng: Quy định cụ thể về việc cắm mốc xây dựng được quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BXD. Tùy theo trường hợp cụ thể chi phí có thể thay đổi.

– Cấp sở hữu nhà ở: Bạn sẽ phải nộp các loại phí sau:

  • Lệ phí trước bạ: Nộp 0,5% tính theo bảng giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và áp dụng tại địa phương
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mức phí sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, không quá 100.000 đồng/ giấy đối với cấp mới và 50.000 đồng/giấy đối với cấp lại, đổi hoặc xác nhận bổ sung
  • Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% tính theo giá trị chuyển nhượng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng.

– Cấp điện – nước: Gồm các khoản chi phí:

  • Vật tư và nhân công để lắp đặt dây sau công tơ, cụm đồng hồ nước
  • Thuế và các phí khác theo quy định của Nhà nước.

– Lắp đặt hệ thống nước thải: Chi phí sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

– Cấp số nhà: 

  • Cấp mới: Không quá 45.000 đồng/1 biển số nhà
  • Cấp lại: Không quá 30.000 đồng/1 biển số nhà

Nhìn chung, thủ tục pháp lý xin xây dựng nhà mới sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy cân nhắc chọn một đơn vị thực hiện trọn gói thủ tục pháp lý xây dựng.

3. Chi phí xây dựng phần thô

Đây là giai đoạn tạo nền móng, mái và khung xương nhằm định hình hình dáng và các khu vực trong ngôi nhà. Do là phần quan trọng nhất nên chi phí xây dựng phần thô có thể chiếm đến 55 – 60% tổng chi phí. 

Để tính chi phí xây dựng phần thô, bạn sẽ lấy tổng diện tích xây dựng nhân với đơn giá xây thô/m2. Đơn giá này có thể dao động từ 2,8 đến 3,2 triệu. Nếu bao gồm vật tư thì có thể dao động từ 4 – 7 triệu tùy theo quy mô và chủng loại vật tư.

4. Chi phí vật tư hoàn thiện

cách tính chi phí xây nhà

Với bảng tính chi phí vật tư xây nhà. Giai đoạn thi công hoàn thiện sẽ bao gồm các công đoạn như trát tường, sơn, lát gạch, lắp đặt hệ thống điện, nước….Trong cách tính chi phí xây nhà thì phần này thường sẽ được tính tách biệt với phần thi công thô.

Nếu chọn 1 đơn vị thầu trọn gói, cách tính chi phí hoàn thiện thường sẽ là tổng DT xây dựng nhân với đơn giá trên m2. Đơn giá sẽ có nhiều mức khác nhau, thường sẽ phụ thuộc vào chất lượng, thương hiệu vật tư… 

Ngoài cách giao trọn gói cho đơn vị thầu, bạn cũng có thể lựa chọn tự mua vật tư và thuê nhân công từ đơn vị xây dựng. Giải pháp này có thể giúp bạn chủ động chọn vật tư theo ý muốn và có thể tiết kiệm chi phí nếu mua được giá tốt từ các đơn vị cung ứng. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu cần thận để tránh mua phải vật tư kém chất lượng hoặc gặp phải tình trạng giá mua lẻ cao hơn so với việc mua số lượng lớn….

Xem thêm:

5. Cách tính chi phí xây nhà – Chi phí nội thất

Đây được xem là giai đoạn hoàn thiện giúp ngôi nhà trở nên tiện nghi, đầy đủ, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Thông thường, chi phí nội thất sẽ bao gồm:

  • Chi phí thiết kế nội thất: Tổng DT xây dựng x Đơn giá thiết kế nội thất/m2. Đơn giá thiết kế nội thất sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm của kiến trúc sư, quy mô công trường, thường sẽ nằm trong khoảng 180 000 – 300 000 đồng/m2
  • Chi phí nhân công thi công nội thất: Gồm 2 loại là chi phí sản xuất nội thất (nếu muốn đặt làm riêng theo ý muốn) và chi phí vận chuyển, lắp đặt
  • Chi phí mua sắm nội thất mới: Khoản chi phí này sẽ phụ thuộc vào thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

6. Chi phí xây dựng sân vườn, cổng, hàng, rào

Khoản chi phí này cũng chiếm một phần lớn trong chi phí xây dựng nhà ở nhưng thường ít được chú ý đến. Nếu có ý định làm sân vườn, sẽ có 2 khoản bạn cần nghĩ đến là chi phí thiế kế và nhân công. Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào diện tích, loại vật tư và thời điểm thực hiện.

Đối với tường rào và cổng, chi phí xây dựng cũng được xác định dựa trên loại vật liệu, kiểu móng, chiều cao, đồ dày của tường và loại cửa được sử dụng. Trong quá trình tính toán chi phí xây dựng nhà ở, bạn sẽ cần liên hệ trực tiếp với đơn vị thiết kế, thi công để được báo giá chi tiết.

7. Chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng (nếu có)

Để tiến hành thi công, bạn sẽ cần bàn giao mặt bằng trống cho đơn vị thi công. Chính vì vậy, khi tính toán khi xây dựng nhà ở, bạn cũng nên nghĩ đến chi phí dọn dẹp và giải phóng mặt bằng. Nếu xây nhà mới trên nền nhà cũ, bạn sẽ phải phá dỡ bê tông, chặt bỏ cây xanh, hút hầm cầu, đổ cát san lấp mặt bằng…. sau đó, mới bàn giao lại mặt bằng cho đơn vị thi công.

8. Các khoản chi phí phát sinh

Rất khó để có thể tính toán chính xác 100% chi phí xây nhà. Trong quá trình xây dựng rất có thể sẽ có những khoản phát sinh. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên chừa một khoản chi phí trống để nếu có phát sinh chi phí, bạn cũng có thể dễ dàng xử lý, tránh tình trạng lúng túng làm ảnh hưởng đến tiến độ.

Hy vọng qua bài viết này, MM Home đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách tính chi phí xây nhà. Để thuận tiện hơn trong việc tính toán, bạn có thể liên hệ với các đơn vị xây dựng và trao đổi cụ thể để nhận được bảng báo giá xây nhà trọn gói chi tiết nhất.

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home 

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!