MENU

Cách đọc bản vẽ xây dựng “chuẩn” như dân trong nghề

Phạm Ngân
24/02/2022

cách đọc bản vẽ xây dựng

Cách đọc bản vẽ xây dựng như thế nào? Các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng có nghĩa là gì? Nếu bạn đang có ý định xây dựng một ngôi nhà mới, đây là những điều quan trọng bạn nên tìm hiểu để có thể dễ hình dung về thiết kế ngôi nhà cũng như dễ trao đổi với kiến trúc sư và đơn vị thi công.

Trong bài viết này, MM Home sẽ chia sẻ với bạn cách hướng dẫn đọc bản vẽ xây dựng cơ bản cũng như những thông tin về các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng để khi xem qua bản vẽ, bạn sẽ dễ hình dung và nắm bắt được những ý đồ thiết kế mà kiến trúc sư muốn truyền đạt.

Các ký hiệu viết tắt phổ biến trong cách đọc bản vẽ xây dựng

Để đọc được bản vẽ xây dựng, trước hết, bạn phải hiểu được các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng có ý nghĩa gì:

1. Quy định về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Mỗi nét vẽ trong bản vẽ xây dựng sẽ có một ý nghĩa riêng giúp kiến trúc sư và đơn vị thi công có thể hiểu được chi tiết thông tin với cách đọc bản thiết kế xây dựng:

cách đọc bản vẽ xây dựng

2. Quy định ghi kích thước trong bản vẽ xây dựng

Trong bản vẽ xây dựng, kích thước sẽ có 3 thành phần chính là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Khi biểu diễn 1 kích thước trên bản vẽ, kiến trúc sư sẽ thực hiện theo 3 bước: vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước, sau đó mới ghi con số kích thước.

Kích thước ghi trong bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn. Đơn vị đo chiều dài là mm, chiều cao là m (không ghi đơn vị sau con số kích thước), đơn vị đo góc là độ, phút, giây (phải ghi đơn vị sau con số kích thước) đó là cách đọc bản vẽ xây dựng phù hợp.

cách đọc bản vẽ xây dựng

3. Cách ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng

1. Ký hiệu lỗ trống

cách đọc bản vẽ xây dựng2. Ký hiệu cửa sổ

cách đọc bản vẽ xây dựng

cách đọc bản vẽ xây dựng

cách đọc bản vẽ xây dựng

3. Ký hiệu cửa đi

ký hiệu cửa đi

4. Ký hiệu cầu thang và đường dốc

5. Ký hiệu vách ngăn

Cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng và thể hiện bằng nét liền đậm và kèm theo chú thích về vật liệu.

cách đọc bản vẽ xây dựng

6. Ký hiệu vật liệu xây dựng

cách đọc bản vẽ xây dựng

7. Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất

cách đọc bản vẽ xây dựng

cách đọc bản vẽ xây dựng

Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ xây dựng

Tỷ lệ trong bản vẽ thiết kế xây dựng là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo trên vật thể thực tế. Các tỷ lệ phổ biến thường được sử dụng:

  • 1:1000 đến 1:5000: Tỷ lệ cho thấy tổng quan về công trình và vị trí trong mạng lưới đô thị khu phố. Tỷ lệ này giúp làm nổi bật cơ sở hạ tầng và các thành phần khác.
  • 1:250 đến 1:200: Tập trung cho mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong các tòa nhà lớn. Ngoài ra, có thể xem xét đến các thành phần không gian và bố cục
  • 1:150 đến 1:100: Sử dụng cho các phương pháp tiếp cận đầu tiên của các công trình nhỏ. 
  • 1 :75 đến 1:25: Tỷ lệ cho thấy kết cấu, bố cục và sự liên hệ giữa các tầng. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng thể hiện chi tiết hơn các thành phần cụ thể, chẳng hạn như hệ thống ống nước, điện hoặc kết cấu.
  • 1:20 và 1:10: Tỷ lệ thường được dùng cho đồ nội thất, trình bày hoạt động của các thành phần cũng như cấu trúc, thể hiện chi tiết bản vẽ.
  • 1:5 đến 1:1: Thường được sử dụng để truyền đạt các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao.

Tùy thuộc vào quy mô công trình mà người thiết kế sẽ chọn một tỷ lệ phù hợp. Đối với cách đọc bản vẽ xây dựng thì các hồ sơ thiết kế nhà, biệt thư, nhà phố hiện đại, tỷ lệ thường dùng là 1:100.

Xem thêm:

Cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản, dễ hiểu

Để đọc bản vẽ xây dựng, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  1. Đọc bản vẽ tổng thể mặt bằng để biết mối liên hệ giữa các hạng mục trong ngôi nhà cũng cảnh quan xung quanh. Bạn có thể đọc lần lượt, từ mặt bằng tầng 1, tầng 2… rồi đến các phòng chức năng bên trong như phòng khách, phòng ngủ…
  2. Đọc bản vẽ phối cảnh để hình dung được tổng thể ngôi nhà sau khi hoàn thiện
  3. Đọc bản vẽ mặt đứng để nắm khái quát hình dáng kiến trúc bên ngoài
  4. Đọc bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ không gian mỗi tầng trong công trình
  5. Đọc bản vẽ kết cấu, chú ý đến các thông số như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang…

1. Cách đọc bản vẽ mặt bằng

cách đọc bản vẽ xây dựng

– Phần tường được xây bằng gạch theo ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng

– Bản vẽ ghi rõ ký hiệu các phòng, kích thước và diện tích từng phòng

– Mỗi phòng có thể thấy được vị trí đặt giường ngủ, tủ quần áo, hướng mở cửa và vị trí cửa mở

2. Cách đọc bản vẽ xây dựng mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng là bản vẽ nhìn vuông góc với công trình, thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Khi nhìn vào bản vẽ mặt đứng, bạn có thể nhìn thấy chi tiết chiều cao, vật tư, hình dáng, tỷ lệ giữa các kích thước cũng như của từng không gian. Thông thường, một căn nhà sẽ có 4 mặt đứng và 2 mặt cắt.

cách đọc bản vẽ xây dựng

3. Cách đọc bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cắt là các hình cắt thu được khi dùng một hay nhiều mặt cắt tưởng tượng thẳng đứng, song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt ngang qua không gian trống của ngôi nhà. Nếu mặt cắt bố trí dọc theo chiều dài thì gọi đó là hình cắt dọc, nếu bố trí theo chiều ngang thì gọi là hình cắt ngang. 

Bản vẽ mặt cắt có thể cho bạn biết về chiều cao các tầng, các lỗ cửa sổ và cửa ra vào, kích thước tường, cầu thang… cũng như vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc ngang trang trí bên trong các phòng.

cách đọc bản vẽ xây dựng4. Cách đọc bản vẽ kết cấu thép xây dựng

Để thấy rõ cách bố trí cốt thép nhà phố và nhà biệt thự, ngoài hình chiếu chính người ta dùng các mặt cắt ở vị trí khác nhau, sao cho mỗi thanh cốt thép được thể hiện trên đó ít nhất một lần. 

Cách đọc bản vẽ xây dựng kết cấu, bạn chú ý đến bố trí cốt thép trên hình chiếu chính, từ đó căn cứ vào số hiệu thanh thép để tìm vị trí của  vị trí cốt thép ở các đoạn khác nhau của kết cấu. Muốn biết chi tiết thì xem thêm hình khai triển của cốt thép, hay hình dạng của cốt thép trong bảng thống kê. 

Tiếp theo, bạn nên cần chú ý đến các mặt cắt bố trí gần hình chiếu chính. Thông thường, bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép được vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50 hoặc 1:100.

cách đọc bản vẽ xây dựng

Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách đọc bản vẽ xây dựng đơn giản, dễ hiểu. Thực tế, để đọc được bản vẽ xây dựng chính xác, bạn có thể sẽ cần nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu, nhất là nếu đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc. Tuy nhiên, khi đã hiểu rõ, bạn sẽ thấy việc đọc bản vẽ xây dựng có thể không khó như bạn nghĩ.

Bạn đang tìm kiếm một kiến trúc sư chuyên nghiệp để thực hiện bản vẽ thiết kế nhà ở cho ngôi nhà mơ ước? Bạn lo lắng chi phí thiết kế quá cao khiến bạn không đủ “kinh phí” để xây dựng ngôi nhà mới? Nếu vậy, tại sao không thử liên hệ ngay với MM Home để xem qua các bản vẽ thiết kế sẵn có phong cách vô cùng độc đáo được thực hiện bởi đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp?

Các bản vẽ của MM Home mang phong cách hiện đại, thoáng mát và quan trọng nhất là nhấn mạnh vào “thiết kế xanh” với tiêu chí hòa hợp với thiên nhiên. Đặc biệt, dù là bản vẽ thiết kế sẵn nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng điều chỉnh vật tư theo ý thích để có một ngôi nhà thật riêng biệt. Để hiểu hơn về các bản vẽ thiết kế sẵn của MM Home, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay hôm để được tư thật thật cụ thể nhé!

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!