MENU

Các loại móng nhà thường gặp trong xây dựng nhà phố hay nhà biệt thự

Dung Nguyễn
20/02/2022

các loại móng nhà

Móng nhà là một bộ phận quan trọng trong xây dựng nhà ở bởi bộ phận này sẽ chịu tải trọng toàn bộ công trình, phân tán tải trọng xuống nền và đảm bảo an toàn cho công trình. Tìm hiểu về các loại móng nhà phổ biến nhất hiện nay.

Hiện nay có các loại móng nhà nào? Làm sao để biết công trình của mình phù hợp với móng nhà nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây!

Móng nhà là gì và móng nhà nằm ở đầu?

Khi nhắc đến móng nhà và các loại móng nhà, trước tiên cần nắm rõ khái niệm móng nhà là gì và nền nhà là gì. Theo đó:

  • Móng nhà (Móng nền): Nằm ở dưới cùng của công trình – là hạng mục thi công đặc biệt quan trọng, được làm bằng bê tông, cốt thép. Móng nhà sẽ chịu trách nhiệm chống đỡ toàn bộ tải trọng của công trình nhà ở. Để đảm bảo yếu tố an toàn xây dựng, các loại móng nhà phải thật sự chắc chắn, có độ bền cao.
  • Nền móng: Nằm bên dưới đáy của móng nhà, nền móng sẽ chịu hầu hết (và thậm chí là toàn bộ tải trọng của công trình nhà ở). Cũng như khi thi công móng nhà, cần đảm bảo nền móng phải có tính an toàn, độ bền và chắc chắn.
các loại móng nhà ở
Móng nhà chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ tải trọng căn nhà

Các loại móng nhà thường gặp hiện nay

Các loại móng nhà theo theo phương pháp thi công và vật liệu xây dựng

Tùy theo quy mô công trình mà có thể lựa chọn các loại móng nhà phù hợp nhất. Xét theo vật liệu xây dựng và phương pháp thi công, có thể chia các loại móng nhà thành 4 loại chính gồm: móng đơn, móng băng, móng bè và móng sâu (móng cọc)

Móng đơn

Móng đơn còn được gọi là móng cốc với tác dụng chịu lực phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông. Thông thường, móng đơn chỉ có giới hạn chịu lực ở mức trung bình nên sẽ được dùng khi sửa chữa, cải tạo nhỏ lẻ.

Hình dáng của móng đơn có thể là hình chữ nhật, tròn, vuông, tám cạnh,… và thường được sử dụng riêng lẻ. Trong các loại móng nhà thì móng đơn có chi phí thi công thấp hơn cả, tiết kiệm được kinh phí vật liệu xây dựng. Thông thường, móng đơn sẽ được dùng ở dưới chân mố trụ, cột nhà, cột sảnh,…

Móng băng

Móng băng có hình dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ, được sử dụng thường xuyên trong các công trình dân dụng. Điểm cộng của móng băng trong các loại móng nhà chính là khả năng chịu lún, chịu lực tương đối đồng đều và mức giá thi công cũng rất vừa phải. Hơn nữa, móng băng cũng rất dễ thi công.

Tuy nhiên, móng băng dễ gây ra hiện tượng lún lệch nhiều hơn so với việc dùng móng đơn. Và cũng cần lưu ý chỉ nên sử dụng móng băng ở các công trình yêu cầu chiều rộng móng đối đa khoảng <1,5m. Trong trường hợp móng lớn hơn 1,5m, nên tham khảo các loại móng nhà khác.

Móng bè

Móng bè cũng là một dạng móng nông, được chia làm hai dạng là móng bản hoặc móng toàn diện. Trong các loại móng nhà thì móng bè có kết cấu trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình, có thể dùng ở nơi có nền đất yếu,  có sức nén thấp.

Ưu điểm của loại móng này chính là tác dụng phân bố tải trọng đồng đều lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều. Khi có những yêu cầu riêng như sửa chữa tầng hầm, dưới nhà có kho hay nhà vệ sinh, nhà cao tầng bị lún lệch không đều thì có thể ưu tiên dùng móng bè.

Móng cọc

Trong quá trình thi công làm nhà, nếu muốn thi công móng xuống tầng đất sâu thì sẽ sử dụng móng cọc với cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Trong đó, phần cọc có thể đóng hoặc hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu để làm tăng khả năng chịu lực cho phần móng nhà.

Ngày xưa, móng cọc thường được làm từ chất liệu tre, tràm còn ngày nay, móng cọc sẽ được làm bằng bê công cốt thép – chất liệu có khả năng chịu tải tốt, quá trình thi công dễ dàng. Tuy nhiên, nếu sử dụng móng cọc thì cần trang thiết bị hiện đại cũng như kỹ thuật cao hơn các loại móng nhà khác.

móng cọc
Móng cọc ngày nay được làm bằng bê tông cốt thép thay cho chất liệu gỗ như trước

Móng nhà bằng gạch

Không quá phổ biến và cũng không có tải trọng lớn như các loại móng nhà khác, móng nhà bằng gạch thường được sử dụng trong các công trình nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, công trình phụ có tải trọng nhỏ. Với loại móng nhà này, không nên sử dụng cho nơi có địa chất từng là ao hồ, đầm ngập nước, nền đất yếu,…

Móng đá hộc

Móng đá hộc rất ít khi được sử dụng, hầu như chỉ thấy móng đá hộc xuất hiện tại các công trình ở các khu vực vùng núi, nơi có sẵn nguồn nguyên liệu địa phương, dễ khai thác, không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc vận chuyển. Thông thường, móng đá hộc sẽ được sử dụng cho công trình nhà ở quy mô lớn hoặc các công trình có yêu cầu đặc biệt từ chủ đầu tư.

Móng nhà bằng gỗ

Trong các loại móng nhà thì móng nhà bằng gỗ thường ít được sử dụng vì chỉ hợp với công trình nhà tạm, tính kiên cố thấp. Móng nhà bằng gỗ sẽ sử dụng cọc tre hoặc cọc gỗ để gia cố nền đất yếu, không được dùng trong các công trình lớn, nhà nhiều tầng.

Móng nhà bằng bê tông và bê tông cốt thép

Móng nhà bằng bê tông và bê tông cốt thép được đánh giá là loại móng nhà có tính bền chắc nhất trong các loại móng nhà. Móng bê tông cốt thép có thể dùng được trong nhiều loại địa hình và điều kiện địa chất, có độ chịu lực và độ chắc chắn cao. Còn móng nhà bê tông không cốt thép thì có tính bền và khả năng chịu lực thấp hơn.

Móng nhà hỗn hợp

Móng nhà hỗn hợp là loại móng sử dụng 2 hoặc nhiều loại vật liệu cùng lúc để đảm bảo phù hợp nhất với chi phí đầu tư và yêu cầu thiết kế.

Xem thêm:

Các loại móng nhà theo kết cấu móng

Nếu không dựa trên chất liệu hay phương pháp thi công thì có thể phân loại móng nhà dựa trên cách tạo nên nền móng. Cụ thể, có 2 nhóm móng nhà chính:

phân loại các loại móng nhà
Có thể phân loại các loại móng nhà dựa trên kết cấu móng

Móng nhà đổ khối

Móng nhà đổ khối thường kết hợp nhiều loại vật liệu như bê tông cốt thép, bê tông, đá hộc,… Loại móng nhà có độ bền và chắc chắn cao nên rất được yêu thích, thường xuyên xuất hiện trong các công trình thi công nhà ở.

Móng nhà dạng lắp ghép

Móng nhà dạng lắp ghép có thời gian thi công nhanh, độ bền cao. Tuy nhiên, do đặc điểm là loại móng nhà thiết kế kết cấu có sẵn, khi thi công làm móng nhà sẽ lắp ghép lại thành khối mong muốn nên loại móng này cũng có nhược điểm là chi phí vận chuyển cao, lắp ghép tương đối khó khăn.

Các loại móng theo đặc tính chịu tải trọng

Móng nhà chịu tải trọng tĩnh

Đây là loại móng thường được sử dụng cho các công trình có ít sự biến động trong địa chất, chẳng hạn như công trình nhà phố, nhà ống, biệt thự, trường học,…

Móng nhà chịu tải trọng động

Với các công trình nhà cao tầng, công trình cầu, trục cầu,… thì nên ưu tiên móng nhà chịu tải trọng động. So với các loại móng nhà khác thì loại móng này có thể chịu được tải trọng lớn, tính giao động cao,… Tuy nhiên, giá thành của loại móng nhà này thường rất lớn nên không phù hợp trong công trình xây dựng nhà dân dụng.

Trên đây chính là danh sách các loại móng nhà được chia theo kết cấu móng, phương pháp thi công, vật liệu xây dựng,… Trước khi bắt đầu xây dựng nhà ở, hãy cân nhắc các yếu tố về diện tích thi công, địa chất, đặc tính công trình, chi phí,… và tham khảo kinh nghiệm xây nhà từ nhiều đơn vị thi công để so sánh các loại móng nhà và chọn được loại móng nhà phù hợp nhất bạn nhé.

Và để có một ngôi nhà ưng ý, bên cạnh việc tìm kiếm, nghiên cứu vật liệu xây dựng thì việc sở hữu bảng vẽ thiết kế nhà phù hợp cũng quan trọng không kém. Vì vậy, hãy liên hệ ngay với MM Home để được tư vấn thiết kế các mẫu nhà theo đúng nhu cầu và sở thích bạn nhé. Những mẫu nhà của MM Home sẽ mang đến cho bạn không gian sống ấm áp nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng, đảm bảo đầy đủ các yếu tố như ánh sáng, thông gió, thẩm mỹ…

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home 

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!