Bếp khô, bếp ướt và những lưu ý khi thiết kế nhà bếp phân khu
Thiết kế nhà bếp phân khu thành bếp ướt và bếp khô hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng chính bởi những công năng và sự tiện nghi của nó. Các gia đình xem nó như là giải pháp tối ưu cho việc vừa tận dụng và khai thác công năng của nhà bếp, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho cả ngôi nhà. Vậy bếp ướt, bếp khô là gì và cần có những lưu ý nào trong việc thiết kế và xây dựng nhà bếp khân khu? Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Bếp ướt, bếp khô gần đây đã trở thành xu hướng phổ biến trong những gia đình hiện đại. Việc phát triển từ một gian bếp truyền thống thành 2 khu bếp nhỏ và phân chia công năng đã đem lại sự tiện nghi cũng như những trải nghiệm hài lòng khi sinh sống. Vậy bếp ướt, bếp khô là gì?
Khái niệm về bếp ướt, bếp khô
Bếp ướt
Bếp ướt là khu vực nấu nướng chính của mỗi gia đình, được mọi người sử dụng nhiều nhất khi nấu những bữa ăn hàng ngày. Bếp ướt thường chiếm vị trí rộng hơn bếp khô vì đa số những hoạt động chính sẽ diễn ra tại căn bếp này.
Bên cạnh đó, việc nấu ăn thường xuyên sẽ dễ gây ra tình trạng ám mùi cho căn bếp ướt, vì thế những căn bếp này được bố trí ở khu vực gần cửa sổ, cửa thông gió để ngăn mùi đồ ăn. Các căn bếp ướt thường được đặt bên cạnh hoặc gần ngay căn bếp khô, dễ dàng di chuyển và sử dụng chung thiết bị hỗ trợ nấu nướng.
Bếp khô
Trái ngược lại với bếp ướt, bếp khô là không gian để sơ chế những đồ khô và chuẩn bị những bữa ăn nhẹ nhàng như bữa sáng hoặc bữa ăn xế chiều. Đây cũng là nơi được đặt chủ yếu là các thiết bị hỗ trợ nấu nướng như lò vi sóng, tủ lạnh, lò nướng,…
Những ngôi nhà có 3 thế hệ hoặc thường xuyên tiếp khách sẽ thường có xu hướng sử dụng nhà bếp phân khu. Vì bếp khô sẽ là nơi để chiêu đãi, tiếp khách, bếp ướt sẽ là nơi nấu nướng chính, không ảnh hưởng đến không gian của bữa tiệc. Bên cạnh đó, những ngôi nhà có gia chủ đề cao tính thẩm mỹ sẽ đặt bếp khô ngay phần chính của căn nhà, bếp ướt sẽ được giấu vào trong để không làm giảm đi vẻ đẹp của ngôi nhà theo thời gian.
Lưu ý khi thiết kế nhà bếp phân khu, bếp khô và bếp ướt
Điều đầu tiên cần lưu ý đó chính là cần phải dọn dẹp thường xuyên ở cả 2 căn bếp. Không nên bỏ quên căn bếp ướt chỉ vì nó thường được giấu vào trong, vì đây cũng là một phần của căn nhà và ảnh hưởng chung đến tính thẩm mỹ, độ sạch sẽ, gọn gàng của ngôi nhà.
Bố trí đồ đạc ở những nơi dễ thấy, dễ lấy và có vị trí an toàn với mọi người. Thường khi phân chia ra bếp ướt và bếp khô thì rất khó để các thành viên trong gia đình tìm những đồ vật được cất giữ trong đó. Chính vì thế cần bố trí một cách khoa học và hợp lý khi thiết kế nhà bếp phân khu.
Vì khu vực bếp là nơi dễ bị ám mùi hôi, bí bách nhất nên khi thiết kế khu vực bếp nên thi công thêm cửa sổ hoặc bố trí các gạch bông thông gió vừa có tác dụng lấy sáng vừa giúp nhà bếp đỡ ám mùi và sáng sủa hơn.
Trên đây là một số lưu ý cũng như các đặc điểm chính của bếp khô và bếp ướt, thiết kế nhà bếp phân khu. Liên hệ đội ngũ MM Home để được tư vấn kỹ hơn về căn bếp cho ngôi nhà của bạn nhé!
Các bài viết liên quan:
- Top 6 mẫu quầy bar bếp đẹp khiến bạn mê mẩn
- 10 mẫu nhà bếp nhỏ đẹp, đơn giản nhưng đầy đủ công năng
- Vách ngăn phòng khách và bếp giúp nhà vừa sang vừa đẹp
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511