Thiết kế bếp cho những không gian nhỏ
Việc thiết kế cho những không gian nhỏ luôn là vấn đề đau đầu đối với các kiến trúc sư. Nó đòi hỏi các kiến trúc sư phải sử dụng những kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo của mình để tạo ra một công trình hội tụ đầy đủ tính thẩm mỹ và công năng. Trong tất cả, có lẽ việc thiết kế bếp là nơi cần phải nghiên cứu, đầu tư thời gian và công sức nhất, vì đây chính là một trong những không gian sinh hoạt chính của mỗi gia đình.
Xem thêm:
- Nguyên tắc phối màu hiệu quả trong không gian nhỏ
- Những giải pháp lưu trữ hiệu quả cho không gian nhỏ
- Các yếu tố góp phần tạo nên một không gian nhỏ chất lượng
Kết hợp thiết kế bếp và phòng ăn
Sự kết hợp trong thiết kế bếp và phòng ăn mang một giá trị sáng tạo đầy tính nghệ thuật, đem đến nhiều lợi ích về cả mặt thẩm mỹ và công năng. Trong những ngôi nhà có diện tích nhỏ, thông thường để nới lỏng về chiều rộng hay chiều dài, các vách ngăn sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ, thay thế bằng sự kết nối giữa các không gian chức năng.
Phòng ăn được đặt cạnh bếp sẽ tạo ra những khoảng diện tích thông thoáng, giúp cho ngôi nhà được THỞ nhiều hơn, đánh lừa thị giác về tỷ lệ thực tế của ngôi nhà. Bên cạnh đó, sự kết hợp này cũng mang đến những tiện nghi khi sử dụng, gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình. Trong khi bếp là “linh hồn của người làm bếp” – là nơi sản xuất ra những món ăn ngon và đong đầy tình cảm, thì bàn ăn là nơi cả nhà quây quần bên nhau, cùng thưởng thức bữa cơm gia đình.
Đối với việc thiết kế bếp và bố trí bàn ăn sao cho hợp lý, vị trí thường được sử dụng nhất chính là khoảng trống giữa bếp và phòng khách. Một chú ý nho nhỏ dành cho các gia chủ là khoảng cách từ phòng ăn đến bếp sẽ gần hơn so với phòng khách. Điều này cũng cho phép quá trình bưng bê đồ ăn diễn ra dễ dàng hơn, tránh ám mùi lên các khu vực khác trong ngôi nhà.
Thiết kế bếp theo hướng không gian mở
Thiết kế nhà bếp không gian mở được xem là sự lựa chọn khôn khéo của nhiều gia chủ. Đây cũng là xu hướng thiết kế được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Với thiết kế phòng bếp theo không gian mở bạn sẽ không còn thấy sự xuất hiện của những bức tường khó chịu. Thay vào đó là những không gian liền kề đẹp mắt.
Không những vậy, không gian mở sẽ kết nối ngôi nhà với môi trường xung quanh, tạo nên sự hài hòa giữa trong và ngoài. Với kiểu thiết kế này sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn tiết kiệm được tối đa không gian sử dụng.
Bố trí giếng trời khi thiết kế bếp
Bếp là khu vực rất dễ bị ám mùi đồ ăn khi phải liên tục thực hiện hoạt động nấu nướng cho cả gia đình. Đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích nhỏ, vấn đề làm sao để thông thoáng mùi đồ ăn cũng là một bài toán đau đầu.
Hiểu được điều đó, các kiến trúc sư đã tìm ra giải pháp hiệu quả, khai thác về chiều cao của ngôi nhà, bố trí giếng trời tại khu vực bếp. Giếng trời sẽ đáp ứng việc mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên và không gian thoáng mát cho cả ngôi nhà. Không những vậy, bố trí giếng trời giúp thu hút sinh khí, rất tốt cho phong thủy, mang tới nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.
Kết nối khu vực bếp và phòng khách
Việc bố trí phòng khách và phòng bếp liền kề nhau sẽ hạn chế sự xuất hiện của vách ngăn giữa các không gian, từ đó tạo cảm giác thoải mái và thoáng đãng. Có thể kết hợp các tông màu sáng hài hòa làm tăng hiệu quả về mặt không gian và tạo ấn tượng về cảm xúc.
Mặc dù việc bố trí một không gian kết nối giữa phòng khách và phòng ăn sẽ đem lại hiệu quả về mặt diện tích nhưng về phần trang trí sẽ khó khăn hơn đôi chút. Không gian được mở rộng lớn hơn cần phải được bố trí một cách phù hợp, tránh tạo ra sự thiếu mạch lạc, không gian bị loãng hay thiếu điểm nhấn.
Sử dụng màu sắc làm điểm nhấn
Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, yếu tố màu sắc đóng vai trò khá quan trọng. Chỉ cần phối màu hài hòa, hợp lý, bạn có thể tạo sợi dây liên kết giữa tường – nội thất – trần – sàn nhà, khiến không gian của bạn “nhỏ mà không nhỏ”. Một số màu sắc thường được sử dụng, tạo hiệu ứng hiệu quả cho những không gian bị khiếm khuyết về mặt diện tích như màu sáng, màu trung tính, màu thiên nhiên, …
Việc kết hợp giữa các màu sắc sẽ giúp cho ngôi nhà được phủ lên vẻ đẹp của sự tinh tế, đặc biệt là ở khu vực bếp. Để tạo ra một số điểm nhấn cho không gian thêm phần đặc sắc có thể sử dụng những tông màu gỗ, màu trầm cho đồ nội thất. Một chút phá cách trong việc kết hợp màu sắc sẽ giúp tạo ra những xúc cảm mãnh liệt, tăng tính kết nối cho không gian bếp.
Xem thêm:
- 10 mẫu nhà bếp nhỏ đẹp, đơn giản nhưng đầy đủ công năng
- Bếp khô, bếp ướt và những lưu ý khi thiết kế nhà bếp phân khu
- Bạn đã biết 5 thiết kế nhà nhỏ đẹp “đốn tim” này?
Liên hệ đội ngũ MM Home để được tư vấn kỹ hơn về ngôi nhà của bạn!
Liên hệ MM Home
- Địa chỉ: 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- Điện thoại: 0369 115 511