MENU

Tường vây là gì? Tường vây được thi công như thế nào?

Phạm Ngân
05/06/2022

tường vây

Với những người không am hiểu về lĩnh vực xây dựng, tường vây có lẽ là một thuật ngữ khá xa lạ. Thế nhưng, thực tế, trong xây dựng, đây lại là cụm từ rất thường được nhắc đến. Chính vì vậy, nếu có ý định xây dựng một ngôi nhà mới hoặc tìm hiểu về lĩnh vực này thì đây là một những khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm rõ.

Vậy tường vây là gì? Tường vây có tác dụng như thế nào? Trong bài viết này, MM Home sẽ mang đến cho bạn một vài thông tin hữu ích để phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

Tường vây là gì? Tường vây có tác dụng gì?

Tường vây là loại tường được làm từ bê tông, bê tông cốt thép hoặc các loại vật liệu chống thấm, chống biến dạng. Loại tường này được thi công ngay tại công trình và được xây dựng liên tục. Tác dụng của tường vây là để đảm bảo độ kín nước cho công trình, hỗ trợ cấu trúc ngầm và các hoạt động xây dựng. Đôi khi tường vây cũng đóng vai trò như tường chống thấm hoặc tường bao cho các kết cấu.

Khi xây dựng tường vây, các kỹ sư cũng sẽ tính toán độ dày, chiều dài, chiều rộng tùy theo quy mô công trình to hay nhỏ. Thông thường, độ dày của tường sẽ dao động từ 60cm đến 150cm, còn chiều rộng sẽ nằm trong khoảng 2 đến 5m.

Tường vây được thi công như thế nào?

Để tiến hành thi công tường vây, đầu tiên cần phải đào từng phần bằng cần cẩu bánh xích (loại cẩu sử dụng gầu ngoạm hoặc guồng xoắn) thích hợp theo định hướng của tường dẫn đã được thi công trước. Khi đạt đến độ sâu cuối cùng thì lắp các thanh chắn tạm thời vào rãnh đào. Tiếp đó, công nhân xây dựng sẽ sử dụng dung dịch Polymer hoặc dung dịch Bentonite để làm ổn định phần hố đào, ngăn nước và tránh sập thành.

Sau khi kiểm tra, nếu thấy dung dịch ổn định thì tiến hành sàng cát trong rãnh rồi tiến hành lồng ghép và đổ bê tông vào trong rãnh. Để tường có chất lượng tốt, kết cấu của các cọc vây phải thật cẩn thận và chỉn chu. Phương pháp thi công tường vây này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng có quy mô lớn như tầng hầm sâu của siêu thị, trung tâm thương mại, các tòa cao ốc…

tường vây

3 loại tường vây phổ biến trong thi công hiện nay

Tường vây thường có 3 loại chính, mỗi loại sẽ có những cách thức thi công và yêu cầu kỹ thuật riêng:

1. Tường vây barrette

Loại tường vây này thực chất là một loại cọc nhồi bê tông. Tuy nhiên, thay vì dùng phương pháp khoan bằng máy, người ta sẽ sử dụng máy đào gầu ngoạm để đào đất. Cọc của tường vây barrette có dạng hình chữ I, chữ H, chữ thập + hoặc chữ nhật.

Ưu điểm của loại tường này là sức chịu trọng tải lớn gấp nhiều lần so với các loại cọc thông thường khác nên mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thi công loại tường vây này thường phức tạp, cầu kỳ, đòi hỏi chuyên môn cao, số lượng nhân công lớn. Do đó, loại tường này thường được thực hiện bởi những đơn vị thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.

2. Tường vây đào bằng gầu ngoạm

Loại tường  này thường có độ dày từ 60cm-150cm, được thi công bằng cách dùng gầu ngoạm hạ từ từ vào rãnh đào và chuyển đất ra ngoài từ từ, không liên tục. Sau đó, gầu ngoạm cải tiến (hoặc choòng hạng nặng) sẽ được sử dụng để khoan xuyên qua, đào lên hoặc ép tảng đá lớn vào bên trong.

3. Tường vây đào bằng guồng xoắn

tường vây

Do guồng xoắn có thể chuyển đất liên tục nên thường được dùng để đào rãnh tường vây có độ sâu lên đến 40m, độ dày từ 50 – 320cm. Loại tường này thường thích hợp với nhiều loại địa hình khác nhau, bao gồm cả những lớp đá siêu cứng. Do  2 bánh xe của guồng xoắn chuyển động trái chiều nên đất được cắt và làm tơi theo chuyển động của bánh xe. 

Qua những chia sẻ trên của MM Home, hy vọng bạn đã có thêm một vài thông tin hữu ích về tường vây, tác dụng của loại tường này cũng như cách thi công. Thực tế, không phải công trình xây dựng nào cũng cần thi công tường vây, nhất là công trình nhà ở dân sinh.

Do đó, với những công trình nhà ở bình thường, nếu được đề xuất cần thực hiện loại tường này, bạn sẽ cần tìm hiểu và trao đổi kỹ hơn với đơn vị thi công. Ngoài ra, trước khi lên bản vẽ thiết kế nhà ở cụ thể, bạn cũng đừng ngần ngại liên hệ với MM Home để được tham khảo những mẫu thiết kế độc đáo cũng như được tư vấn cụ thể về hướng thi công nhé!

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home 

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!