Kinh nghiệm hay khi thiết kế điện trong nhà
Trong quá trình xây dựng nhà ở, việc chú ý đến thiết kế điện trong nhà vô cùng quan trọng bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trước khi thiết kế hệ thống điện, cần trao đổi thật kỹ với kiến trúc sư để có bản thiết kế chuẩn nhất.
Nguyên tắc thiết kế điện trong nhà như thế nào? Sơ đồ điện nên bố trí ra sao cho hợp lý? Để thiết kế hệ thống điện trong nhà an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đừng quên lưu ý các vấn đề sau đây.
Xem thêm:
- Những điều cần biết khi xây nhà với gia chủ
- Kinh nghiệm xây nhà “siêu hữu ích” đối với dân “ngoài nghề”
Thiết kế hệ thống điện sinh hoạt trong nhà ở
Trước khi xây nhà, gia chủ nên tính toán đến các thiết bị điện sẽ sử dụng trong nhà, ghi chú công suất của từng thiết bị để có thể trao đổi với kiến trúc sư, xây dựng công suất các lộ điện phù hợp. Đặc biệt là các mẫu nhà phố có nhiều tầng, sử dụng thang máy thì cần phải nói rõ với kiến trúc sư ngay từ đầu.
Qua trao đổi, kiến trúc sư sẽ lên bản vẽ thiết kế điện trong nhà, tính toán đến vị trí và số lượng ổ cắm, công suất điện sao cho vượt qua khỏi dự kiến ban đầu của gia chủ. Như vậy trong tương lai nếu cần dùng thêm nhiều thiết bị điện cũng không cần phải đục tường kéo dây là làm lại thiết kế điện trong nhà, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở.
Một số đường dẫn điện quan trọng về sau nhưng ít được chú ý khi thiết kế có thể kể đến như:
- Đường điện, đường nước sử dụng cho bình nóng lạnh để ở khu vực chậu rửa bát
- Đường điện cho máy lọc nước, máy rửa bát
- Đường điện cho bàn cầu điện tử, đèn sưởi hồng ngoại trong phòng tắm
- Đường điện ban công, sân thượng phục vụ cho hệ thống chiếu sáng, hệ thống tưới vườn rau, cây cảnh

Thiết kế điện trong nhà – Dây điện và ổ cắm
Với các thiết kế điện trong nhà, dây điện và ổ cắm là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến độ an toàn và tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Các lưu ý khi làm hệ thống dây điện và ổ cắm được các kiến trúc sư và đội ngũ xây dựng nhiều kinh nghiệm xây nhà chia sẻ như sau:
- Ở khu vực phòng ăn, phòng khách, trong bản vẽ thiết kế điện trong nhà, kiến trúc sư nên ghi chú tăng tiết diện dây điện từ 2.5 lên 4.0. Điều này đảm bảo nếu sử dụng nhiều hệ thống điện cùng một lúc thì công suất cũng không vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống điện, hạn chế tình trạng cháy đường điện âm tường.
- Bếp từ khi đạt công suất cực đại có thể lên đến 3000W. Do đó, đường điện bếp từ và đường điện của các thiết bị bếp khác nên được tách riêng với nhau. Hơn nữa, dây điện cho bếp từ nên có tiết diện 4.0 để hạn chế tình trạng quá tải hệ thống điện nếu đang dùng song song bếp từ và lò nướng/lò vi sóng.
- Khi thiết kế điện trong nhà, hệ thống ổ điện, cáp tín hiệu tại khu vực phòng khách, phòng ngủ, không gian sinh hoạt chung – những nơi để TV, dàn âm thanh… không được hở dây cắm làm mất thẩm mỹ cho không gian nhà ở.
- Ở khu vực bếp, cần tính toán xem sẽ đặt tủ lạnh, máy rửa bát, máy xay sinh tố,… ở đâu, số lượng cần sử dụng như thế nào để lắp đặt ổ điện với vị trí và độ cao, số lượng phù hợp. Do bếp có rất nhiều thiết bị điện nên khi thiết kế điện trong nhà, cần cân nhắc bị ở phòng bếp để đảm bảo số lượng ổ cắm.
- Với bản thiết kế điện trong nhà, nên lắp đặt công tắc điện ngược chiều với hướng mở cửa, giúp thuận tiện trong khi thực hiện thao tác đóng – mở công tắc.
- Ổ cắm ngoài trời, ổ cắm nhà vệ sinh cần có nắp đậy, có khả năng chống nước để hạn chế bị chập điện
- Với gia đình có trẻ nhỏ, khi thiết kế điện trong nhà cần lưu ý đặt ổ cắm với chiều cao từ 1m5 đến 1m6 để tránh xa tầm với của trẻ. Ngoài ra, có thể mua thêm các nút chặn ở cắm để đảm bảo an toàn.
- Các ổ cắm nên chọn loại an toàn, tránh trẻ nhỏ chọc ngoáy sau này. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì mua thêm mấy cái nút chặn ổ cắm nữa cho an toàn vị trí cần phải cao vượt tầm của trẻ từ 1m5 đến 1m6.

Hệ thống chiếu sáng
Bản thiết kế điện trong nhà nên chú trọng đến hệ thống chiếu sáng. Một số lưu ý khi làm hệ thống chiếu sáng cho nhà ở như sau:
- Tính toán về cường độ chiếu sáng
- Các khu vực cửa ra vào, cầu thang,… nên có đèn cảm ứng, tránh tình trạng mò mẫm bật công tắc trong bóng tối
- Làm công tắc đảo chiều cho đèn phòng ngủ, đèn hành lang, đèn cửa ra vào,… để tránh tình trạng phải di chuyển xa chỉ để tắt điện.
- Nếu có điều kiện, nên đầu tư vào hệ thống đèn LED. Tuy đèn LED có chi phí đầu tư ban đầu đắt hơn nhưng lại có tuổi thọ lâu hơn, khả năng tiết kiệm điện tốt hơn.
- Với đèn sân thượng, nên ưu tiên các loại đèn chống nước để hạn chế sự cố do mưa tạt.
- Với nhà có thiết kế điện trong nhà sử dụng đèn rọi downlight, cần chọn đèn có tán xạ để hạn chế tình trạng chói mắt khi bật đèn.

Một số kinh nghiệm thiết kế điện trong nhà, lắp đặt và thi công hệ thống điện
Một số vấn đề và nguyên tắc thiết kế điện trong nhà mà bạn cần lưu ý:
- Ở những nơi có khả năng khoan lỗ, đóng đinh, không nên đi dây điện chìm
- Đường điện nên được chia thành nhiều nhánh nhằm dễ thao tác, ngắt điện khi sửa chữa, thay đường dây điện mới
- Để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong sinh hoạt, nên lựa chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với nhu cầu sử dụng, chất lượng dây dẫn đạt chuẩn
- Ổ điện nên có nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả để đề phòng trẻ em
- Lắp đặt cầu dao chống rò ELCB sau cầu dao tự động MCB
- Đường mạng điện không được lắp đặt tùy tiện, muốn thiết kế điện trong nhà phải tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn
- Không nối tắt dây điện ở đường trục chính
- Ống luồn dây điện cần có khả năng chống thấm và chịu lực tốt
- Đường dây điện nên đi ở nơi khô ráo, tránh những vị trí có nhiệt độ cao
- Các loại dây giống nhau nên có màu giống nhau
- Khi thiết kế điện trong nhà, dây cáp tivi, đường dẫn internet không nên được lắp chung với đường dây điện để làm nhiễu các tín hiệu đầu thu để đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế điện trong nhà.
- Hệ thống điện cần có một aptomat tổng cho cả nhà, một aptomat ở mỗi tầng và các aptomat cho từng phòng

Khi xây nhà, việc thiết kế điện trong nhà sẽ được kiến trúc sư và đơn vị xây dựng phối hợp với nhau. Tuy nhiên, gia chủ cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản để kiểm tra cách thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, nên lựa chọn các đơn vị uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc thiết kế nhà ở, thiết kế điện trong nhà. Và nếu bạn chưa tìm được đơn vị phù hợp, liên hệ ngay với MM Home để được các kiến trúc sư tư vấn bạn nhé!
—————————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511