Tầng trệt là gì? Lưu ý không thể bỏ qua khi xây tầng trệt nhà phố
Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung và nơi để xe của các thành viên.
Đây là khu vực dễ dàng nhìn thấy và là mặt tiền của ngôi nhà nên thiết kế công trình này cần phải khéo léo, không quá bí bách để tạo cảm giác thoải mái, gọn gàng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi xây tầng trệt nhà phố.
Tầng trệt là gì?
Tầng trệt là khái niệm khá quen thuộc nhưng không ít người lại không rõ nghĩa của cụm từ này. Trong từ điển tiếng Việt giải nghĩa rõ:
- Tầng là khoảng không gian giữa hai mặt phẳng sàn hoặc giữa một mặt phẳng sàn với mái trong một ngôi nhà, tòa nhà.
- Trệt có nghĩa là sát đất, ở dưới cùng.
Như vậy, hiểu đơn giản nhất, tầng trệt là khu vực sát mặt đất của ngôi nhà. Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà, được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Thông thường các thiết kế ở tầng trệt có thể bao gồm phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng dành cho người già. Một số gia đình còn tận dụng để làm nơi để xe.
Lưu ý, tầng không đồng nghĩa với sàn, hay tấm bởi thuật ngữ sàn và tấm không phải là thông số dùng để ước lượng chiều cao của ngôi nhà, tòa nhà. Chúng ta có thể gọi là tầng trệt nhưng không gọi là tấm trệt.

Chiều cao tầng trệt là bao nhiêu?
Chiều cao tầng trệt của nhà ở, chẳng hạn như nhà phố được quy định rõ ràng trong luật xây dựng do đó chủ nhà cần nắm vững để không phạm phải. Chưa kể, không gian sinh hoạt cũng như cách bài trí nội thất của “mặt tiền” này cũng bị ảnh hưởng bởi chiều cao của tầng trệt. Do đó, người thiết kế, thi công cần nắm rõ những quy tắc về chiều cao tầng trệt như sau:
- Lộ giới rộng hơn 20m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m.
- Lộ giới rộng 7-12m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m.
- Lộ giới rộng hơn 3,5m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m.
Một ngôi nhà có chiều cao chuẩn sẽ đón nhận được những luồng khí tốt và mang lại sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Lý tưởng nhất, tầng trệt nên có chiều cao từ 3,6 – 4,5m tùy theo điều kiện của từng vùng cũng như của từng ngôi nhà. Tầng trệt quá cao hay quá thấp đều khiến ngôi nhà bị mất cân bằng.

Tầng trệt có phải là tầng 1?
Câu trả lời là đúng, tầng trệt chính là tầng 1. Cụ thể, người miền Bắc gọi tầng sát mặt đất là tầng 1, tiếp theo là tầng 2, tầng 3… Người miền Nam gọi tầng sát mặt đất là tầng trệt và dùng chữ “lầu” để đánh số độ cao. Ở đây, từ “lầu” có nguồn gốc từ chữ “lâu” trong tư Hán Việt, tức là rất cao, tầng trên của ngôi nhà.
Như vậy, tầng trệt hay lầu trệt ở miền Nam sẽ tương ứng với tầng 1 ở miền Bắc. Ở miền Trung, do có sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Bắc, Nam nên có nhiều nơi dùng từ “tầng”, cũng có nơi dùng từ “lầu”. Do vậy, khi không chắc chắn về khái niệm tầng, lầu thì tốt nhất nên hỏi lại để tránh sự hiểu lầm, sai xót không đáng có.
Trong xây dựng, thuật ngữ “tầng trệt” ít được sử dụng. Họ đơn giản chỉ gọi là “Trệt” hoặc “Nền trệt“. Cách dùng từ thế này đúng với định nghĩa phân tách từng chữ ở đầu bài viết. Tuy nhiên, tùy mỗi người sẽ có cách gọi khác, vì hiện nay chưa có bất cứ quy định nào yêu cầu phải thống nhất cách gọi tầng này.
Điều quan trọng là phải thống nhất cách gọi xuyên suốt quá trình cho toàn bộ dự án (trong tất cả các văn bản, bản vẽ..) để tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc khi thi công.
Ngoài khái niệm tầng trệt hay tầng 1 thì cũng có tồn tại định nghĩa về tầng lửng. Tầng trệt là tầng đầu tiên của ngôi nhà, còn tầng lửng còn được gọi là gác xép là một tầng trung gian trong kiến trúc nhà. Đây không được tính là 1 tầng chính thức mà nó chỉ nằm giữa 2 tầng chính với chiều cao hạn chế, thường là 2,2m – 2,5m.
Với những ngôi nhà rộng lớn, thì tầng lửng được thiết kế để tạo ra khoảng không gian thoáng đãng, cũng như làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Với những ngôi nhà nhỏ, thì việc thiết kế tầng lửng làm tăng diện tích sử dụng, làm nơi sinh hoạt chung, nơi chứa đồ. Với những ngôi nhà bị hạn chế chiều cao thì tầng lửng thường được sử dụng làm không gian chức năng như phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ.

Lưu ý khi thiết kế tầng trệt nhà ở
Ngoài những lưu ý về chiều cao trong xây dựng nhà ở tầng trệt thì cũng có một số nguyên tắc khác cần cân nhắc để không gian của tầng này trở nên thoáng đoãng, đẹp và thoải mái nhất.
Chiều rộng tầng trệt
Không chỉ chiều cao mà chiều rộng của tầng trệt cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết kế nội thất cũng như bài trí không gian sống cho cả nhà. Do đó, cần tính toán kỹ hơn để xác định chiều rộng dành cho những công trình phụ, nội thất đồ trang trí… Bạn nên cân nhắc kỹ về mục đích sử dụng của không gian để các kiến trúc sư có thể biết và đưa ra những phương án phù hợp nhất.
Ngoài ra, diện tích lô đất cũng ảnh hưởng và quyết định đến chiều rộng của tầng trệt. Nếu diện tích sử dụng lớn, bạn có thể thiết kế tầng trệt với nhiều phòng. Ngược lại, nếu diện tích tầng trệt bé, bạn có thể xem xét sử dụng tầng trệt làm gara để xe hoặc với những mục đích khác không phải để sinh hoạt chung.
Thêm nữa, do tầng trệt thường có độ ẩm cao, dễ bị đổ mồ hôi khi thời tiết giao mùa nên bạn cũng cần lưu ý lựa chọn loại sàn nhựa đảm bảo không đổ mồ hôi, không co ngót, không cong vênh khi thời tiết thay đổi nhiệt độ.
Bài trí nội thất khoa học
Tầng trệt thường là không gian gia chủ đầu tư kỹ lưỡng bởi đây là không gian gây ấn tượng với khách. Tuy nhiên, việc bài trí nội thất cần chú trọng tính khoa học, tránh sử dụng quá nhiều đồ trang trí. Hơn nữa, kích thước nội thất đảm bảo sự phù hợp với tổng thể căn nhà để tạo sự cân bằng.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Đây là tầng thấp nhất nên thường thiếu ánh sáng, vì vậy, bạn nên tận dụng mặt tiền phía sau hoặc bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên và đảm bảo lưu thông không khí trong nhà. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng các loại gạch lấy ánh sáng tự nhiên như gạch bông gió, gạch kính lấy sáng… để đảm bảo nguồn sáng cũng như sự thoáng đãng cho không gian này.
Chọn hướng tốt để bố trí cửa chính
Cửa chính sẽ là nơi đón năng lượng từ bên ngoài vào căn nhà. Do đó, phong thủy hướng bố trí cửa chính cũng rất quan trọng. Hướng cửa chính nên được đặt theo tuổi hợp với gia chủ để nhận được nhiều may mắn, tài lộc.
Kích thước cửa
Dù là cửa ra vào hay cửa sổ thì kích thước phải đảm bảo tỷ lệ hài hòa theo tổng thể. Không nên đặt cửa quá lớn hoặc quá nhỏ gây ra sự mất cân bằng cho ngôi nhà.
Tạo không gian thoáng
Vì đây là không gian sinh hoạt chung và có nhiều công trình phụ như bếp, phòng ăn… đi kèm nên không gian thoáng đãng, không bị bí bách, tù túng cũng là điều ưu tiên khi thiết kế kiến trúc nhà ở. Bạn có thể xây dựng giếng trời hoặc sử dụng các loại cửa kính, gạch kính, gạch bông gió… để tạo không gian mở, gần gũi với thiên nhiên.
Tầng trệt là nền tảng của căn nhà, do đó chủ nhà cần lưu ý những quy định về thiết kế và cách bố trí khoa học để không gian tầng mang tới cảm giác thoải mái mỗi khi tụ họp gia đình. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc khi nghiên cứu về thi công tầng trệt.
Bạn cần tư vấn thêm nhiều thông tin đến thiết kế nhà ở? Bạn chưa biết thiết kế kết cấu tầng trệt như thế nào? Liên hệ với MM Home để được tư vấn ngay hôm nay!
————————————————————————————————————————————————————–
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511