Gợi ý phong cách xây phòng áp mái đẹp, hiện đại
Hiện nay, xu hướng xây thêm phòng áp mái đang được nhiều gia chủ lựa chọn để tăng thêm diện tích cho không gian nhà phố của mình. Không chỉ vậy, phòng áp mái còn giúp kiến trúc nhà ở thêm phần nổi bật. Vì thế, nếu đang có ý định xây nhà, hãy cân nhắc thử các thiết kế nhà ở có phòng áp mái bạn nhé!
Với phòng áp mái, bạn sẽ có thêm một không gian sinh hoạt trong nhà để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như phòng đọc sách, phòng chơi game, không gian thư giãn,… Vì thế, hiện nay không ít gia chủ đã lựa chọn xây thêm phòng áp mái trong tổ ấm của mình. Hãy cùng MM Home điểm qua các ý tưởng thiết kế, xây dựng phòng áp mái cực đẹp dưới đây.
Tầng áp mái là gì?
Tầng áp mái hay phòng áp mái dùng để chỉ tầng nằm bên trong không gian của mái dốc. Theo đó, một phần mặt đứng hoặc toàn bộ mặt đứng của phòng áp mái được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, chiều cao tường đứng (nếu có) tính từ mặt sàn không được quá 1.5m (Theo Mục 1.5.16 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD – Quy định về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do BXD ban hành).
Ngày trước, phòng áp mái thường được xây dựng trong những ngôi nhà có phong cách cổ điển, tân cổ điển,kiến trúc nhà kiểu pháp, nhà sử dụng mái Mansard… Hiện nay, nhiều gia chủ sở hữu nhà phố theo phong cách hiện đại cũng cân nhắc đến việc xây thêm phòng áp mái trong không gian sống của mình.
Đặc điểm của tầng áp mái
Nguồn gốc của tầng áp mái không xuất phát từ Việt Nam mà đến từ các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Do điều kiện khí hậu, thói quen sinh hoạt khác biệt nên đặc điểm tầng áp mái tại các khu vực này cũng sẽ khác nhau.
Đặc điểm phòng áp mái tại Châu Âu
Với các quốc gia sở hữu khí hậu ôn đới, hàn đời, phần mái dốc giúp tuyết trôi nhanh hơn, vào mùa đông tuyết không bị đọng lại trên mái nhà. Không gian tầng áp mái thường được làm từ gỗ tự nhiên, mang đến sự ấm áp nên gia chủ có thể tận dụng tầng áp mái để làm phòng ngủ, tăng thêm diện tích sinh hoạt cho nhà ở.
Đặc điểm phòng áp mái tại Việt Nam
Trước đây, tại Việt Nam ít có ngôi nhà có xây thêm phòng áp mái do khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều nên không phù hợp với kiểu kiến trúc này.
Hơn nữa, với kết cấu thiết kế nhà khác biệt, những hạn chế trong kỹ thuật xử lý kết cấu, chống thấm, chống nóng nên hầu như nhà không có tầng áp mái. Chỉ một số khu vực có điều kiện khí hậu mát mẻ như Sapa, Đà Lạt,… thì mới xuất hiện nhà kiểu này.
Hiện nay, nhiều nhà đã xây tầng áp mái nhưng mục đích cũng chỉ để sử dụng cho việc cất, lưu giữ đồ đạc. Vì thế, thiết kế phòng áp mái cũng rất đơn giản, được làm bằng bê tông cốt thép kết hợp với một số chi tiết khác (nếu có).
Nguyên tắc thiết kế tầng áp mái đẹp và tiện dụng
Nếu biết cách trang trí phù hợp, phòng áp mái sẽ trở thành một không gian cực kỳ đẹp và tiện lợi cho ngôi nhà của bạn. Để thiết kế phòng áp mái, cần lưu ý một số quy tắc thiết kế sử dụng tầng áp mái sau:
Ưu tiên thiết kế có cửa sổ
Vì không gian phòng áp mái thường nhỏ và với điều kiện khí hậu Việt Nam, phòng áp mái thường rất nóng bức, hầm bí. Do đó, nên ưu tiên các thiết kế có cửa sổ ở phòng áp mái để không gian nơi đây thêm sáng sủa, thoáng đãi và có không khí lưu thông tốt hơn.
Phân chia không gian rành mạch
Phòng gác mái thường có nhiều góc cạnh, có những góc mái với mặt sàn nhỏ, ít chứa được đồ nên được xem như “góc chết”, không thể sử dụng được. Vì thế, nếu muốn thiết kế phòng áp mái, gia chủ nên trao đổi với kiến trúc sư về nhu cầu, mong muốn của mình khi xây khu vực này là gì, để kiến trúc sư có thể dễ dàng thiết kế bố trí chức năng, sắp xếp đồ vật trong khu vực này sao cho hiệu quả nhất.
Thi công tầng áp mái cùng lúc
Theo kinh nghiệm xây nhà, nếu muốn có phòng áp mái, bạn nên chú ý tiến hành thi công xây dựng cùng lúc với các khu vực khác trong nhà, tránh tình trạng đã xây hết nhà rồi mới bắt đầu nghĩ đến việc làm phòng áp mái. Lúc này, bạn sẽ rất khó để tính toán được chi phí vật liệu, nội thất, nhân công,…
Hơn nữa, việc xây dựng sau khi đã hoàn thiện ngôi nhà sẽ gây nhiều phiền toái, chẳng hạn như không đồng bộ về vật liệu xây dựng giữa các khu vực.
Tăng điểm nhấn cho các diện tường, trên mái
Nhiều người cho rằng không nên xây phòng áp mái vì nơi đây sẽ rất nhàm chán, khó trang trí và chỉ nên dùng để làm nhà kho, nơi chứa đồ (nếu có). Tuy nhiên, trên thực tế không gian phòng áp mái vẫn có thể trở thành nơi sinh hoạt, làm việc, học tập vui chơi nếu bạn biết cách trang trí sao cho đúng.
Bạn có thể tạo điểm nhấn ở các vị trí mái, diện tượng, giấy dán, sơn,… để giúp phòng áp mái thêm đẹp mắt, không còn đơn điệu và nhàm chán.
Trang trí đơn giản, tránh cầu kỳ phức tạp cho tầng áp mái
Một lưu ý khác khi trang trí phòng áp mái chính là bạn nên ưu tiên những món đồ vật hoặc vật liệu trang trí tự nhiên, đơn giản và hòa hợp với tổng thể của ngôi nhà. Tránh trang trí quá cầu kỳ phức tạp để tránh mang đến cảm giác khó chịu, ngột ngạt bí bách.
Chẳng hạn như bạn có thể ốp gỗ cho không gian phòng và trang trí thêm mảng xanh, đặt một chậu cây ngay ngăn tủ của các góc chết là đã có thể tạo điểm nhấn đẹp mắt cho không gian sống của mình.
Giải pháp chống nóng cho tầng áp mái
Lý do chính khiến nhiều gia đình Việt Nam chưa muốn xây phòng áp mái chính là lo sợ đây là vị trí cao nhất nhà, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất nên nhiệt độ tại đây thường cao hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số giải pháp chống nóng cho ngôi nhà của mình như:
- Dùng trần thạch cao và tường thạch cao (dày cỡ 9-16 cm) kết hợp với bông thủy tinh chống nóng (dày cỡ 5cm)
- Sử dụng ngói chống nóng hoặc tôn cách nhiệt (tôn lạnh màu + vật liệu cách nhiệt + lớp lót bạc ở mặt dưới)
- Ưu tiên sơn cách nhiệt
- Lắp đặt thêm các thiết bị làm mát: điều hòa, máy lạnh.
Mẫu phòng áp mái đẹp
Trên đây là những mẫu phòng áp mái đẹp để bạn có thêm ý tưởng thiết kế cho không gian nhà ở của bạn. Nếu bạn cũng muốn có những mẫu thiết kế đẹp, đừng ngần ngại liên hệ với MM Home ngay hôm nay!
—————————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511