1001 điều bạn cần biết về nền móng
Nền móng là gì? Các khái niệm cơ bản về nền móng là gì? Tất nhiên, móng công trình xây dựng, công trình thương mại sẽ có sự khác biệt so với móng nhà dân bình thường. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin cơ bản nhất về nền móng nói chung và phương pháp gia cố nền móng để bạn tham khảo.
Khi thi công công trình nhà ở thì không thể nào bỏ qua bước thi công nền móng. Vì thế, việc nắm rõ các khái niệm về nền móng và quy chuẩn cơ bản sẽ giúp việc thi công của bạn được dễ dàng hơn.
Nền móng là gì?
Nền móng được coi là yếu tố tối quan trọng trong mọi thiết kế và thi công công trình, dù là nhà ở dân sinh hay các công trình công cộng, công trình mang tính thương mại. Vậy nền móng là gì? Nền móng là tổng hợp của hai yếu tố nền và móng. Nhiệm vụ của chúng là chống đỡ chịu lực cho toàn bộ công trình xây dựng.
Chính là phần đất nằm dưới đáy móng, chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng do công trình đè xuống. Chúng được chôn sâu và kỹ dưới lòng đất. Do vậy, một công trừng muốn vững chắc, kiên cố và an toàn thì cần đầu tư kỹ lưỡng cũng như cẩn thận trong bước tạo nền móng này.
Xem thêm:
Các khái niệm cơ bản về nền móng
Nền móng là sự kết hợp của hai bộ phận khác nhau nên để hiểu hơn về chúng thì cần tách biệt hai khái niệm nền và móng. Về cơ bản, nền móng công trình lớn hay nhà ở tương tự nhau.
Tuy nhiên, cấu tạo, độ dày và loại móng sẽ có sự khác nhau trong khi xây dựng. Lựa chọn loại móng nào còn phụ thuộc vào trọng tải, số tầng, loại đất nơi xây dựng của công trình ở đâu.

Nền nhà là gì?
Nền là chiều dày lớp đất, đá nằm dưới đáy móng. Lớp nền này có tác dụng tiếp thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống rồi phân tán tải trọng, lực đó ra xung quanh, bên trong nền.
Có 2 loại nền chính đó là nền thiên nhiên và nền nhân tạo.
Nền thiên nhiên: Là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm sát ngay bên dưới móng và chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang. Khi xây dựng công trình không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền.
Nền nhân tạo: Cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nền do các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên. Một số phương pháp cải thiện thường dùng tới như:
- Đệm vật liệu rời như đệm cát, đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới đáy móng để nền có thể chịu đựng được tải trọng công trình.
- Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt nền đất để cải tạo khả năng chịu tải của nền đất yếu, nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất.
- Ngoài ra có thể gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước bằng các thiết bị thoát nước như giếng cát hoặc bấc thấm nhằm rút ngắn thời gian giảm thể tích lỗ rỗng đối với đất yếu có độ thấm nước kém.
- Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do cát có độ thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền.
- Sợi hoặc vải địa kỹ thuật, được trải một hoặc nhiều lớp trong nền các công trình đất đắp hoặc trong các lớp đệm vật liệu rời để tăng cường khả năng chịu kéo và giảm độ lún của đất nền.
- Phụt vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực dính giữa các hạt đất và giảm thể tích lỗ rỗng.
- Cột đất trộn xi măng (phương pháp DCM – deep cement mixing), một số loại thiết bị khoan đặc biệt cho phép trộn đất yếu với xi măng hình thành các cột đất trộn xi măng ứng dụng trong gia cố nền đường trên đất yếu, thành hố đào móng.

Móng nhà là gì?
Móng nhà là một bộ phận kết cấu dưới của công trình. Móng có tác dụng liên kết với cột, tường để chịu lực. Phần móng này có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền, phân tán tải trọng đó xuống nền.
Có nhiều cách phân loại móng nhà khác nhau:
- Phân loại theo vật liệu móng: Móng bằng gỗ (cọc gỗ), gạch, đá hộc, bê tông, bêtông cốt thép, thép…
- Phân loại theo độ cứng của móng: Móng cứng, móng mềm.
- Theo phương pháp chế tạo móng: Móng đổ toàn khối, móng lắp ghép, bán lắp ghép.
- Theo đặc tính chịu tải: Móng chịu tải trọng tĩnh, móng chịu tải trọng động (thường gặp là móng máy).
- Phân loại theo độ sâu chôn móng vào đất: Móng nông, móng sâu.
Phương pháp gia cố nền móng
Gia cố nền móng là biện pháp cải thiện, khắc phục và sửa chữa tình trạng của nền móng công trình. Việc làm này nhằm tăng cường kết cấu nền móng của công trình hiện hữu để đạt được khả năng chịu lực mong muốn. Gia cố nền móng gồm việc lắp đặt các gối đỡ tạm thời hoặc vĩnh viễn vào kết cấu móng hiện có.
Hiện nay có 6 phương pháp gia cố nền móng:
- Gia cố bằng cách đổ bê tông khối dưới móng (phương pháp đào hố)
- Gia cố bằng dầm gánh
- Gia cố bằng dầm và móng trụ
- Gia cố bằng cọc kích thước nhỏ
- Gia cố bằng cọc
- Gia tải trước

Đặc điểm chung của cả 6 phương pháp gia cố này là mở rộng kết cấu móng hiện hữu theo chiều dài hoặc chiều rộng và đặt kết cấu móng này lên lớp địa tầng tốt hơn. Điều này giúp phân bố tải trọng lên một diện tích lớn hơn. Việc lựa chọn biện pháp gia cố nền móng nào còn tùy thuộc vào điều kiện địa chất và chiều sâu chôn móng cần thiết.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về khái niệm nền móng, những khái niệm liên quan và phương pháp gia cố nền móng để đảm bảo an toàn cũng như gia tăng tính kiên cố cho ngôi nhà. Việc tham khảo những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất khi xây dựng và đổ nền móng cũng như giám sát thi công hiệu quả hơn.
Và để được tư vấn hơn các vấn đề về thiết kế, xây dựng nhà ở, hãy liên hệ với MM Home ngay hôm nay!
—————————————————————————————————————————————————————
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511