Móng cọc, móng băng là gì? Ưu nhược điểm và cách thi công
Móng nhà là phần quyết định độ bền vững của ngôi nhà theo thời gian. Trong đó, hai loại móng phổ biến nhất cho nhà phố hiện nay là móng cọc và móng băng.
Móng cọc và móng băng đều có ưu nhược điểm riêng và cách thi công khác nhau. Dưới đây là một số thông tin về móng cọc và móng băng là gì giúp chủ đầu tư có thêm kinh nghiệm khi thi công xây dựng ngôi nhà của mình trong tương lai.
Xem thêm: 1001 điều bạn cần biết về nền móng
Móng băng là gì? Móng cọc là gì?
Định nghĩa móng băng
Móng băng là hình thức thi công móng thường có dạng một dải băng dài, có thể độc lập (băng một phương) hoặc giao nhau theo hình chữ thập (băng hai phương) được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà.
Đối với nhà phố, băng một phương với số lượng móng phụ thuộc vào diện tích xây dựng nhà và quy mô xây của ngôi nhà thường được sử dụng nhiều.

Định nghĩa móng cọc
Móng cọc là hình thức thi công móng dựa trên cọc vuông bê tông cốt thép, sử dụng máy chuyên dụng để ép cọc sâu vào lòng đất. Móng cọc có nhiệm vụ đảm bảo sự chắc chắn cho công trình, truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất dưới và quanh nó.
Có 3 hình thức ép cọc là:
- Cọc ép tải sử dụng phổ biến cho nhà phố
- Cọc ép neo với hẻm nhỏ từ 2m đến 4m
- Cọc khoan nhồi chỉ sử dụng cho nhà cao tầng hoặc nền đất quá yếu.

Xem thêm:
- Tìm hiểu đổ móng nhà cần lưu ý điều gì?
- Giằng móng là gì? Có bao nhiêu loại giằng móng?
- Đài móng là gì? Đài cọc là gì? Quy trình thi công đài móng cọc
- Cọc khoan nhồi là gì? Ứng dụng cọc khoan nhồi trong xây dựng
Ưu nhược điểm của móng cọc và móng băng
Ưu – nhược điểm của móng băng
Ưu điểm
Móng băng có thể được thi công kể cả hẻm quá nhỏ dưới 1m6. Đây là điều mà phương pháp móng cọc không làm được.
- Chi phí thi công móng băng đã nằm trong báo giá xây nhà trọn gói.
- Móng băng tính 50% diện tích sàn và móng cọc tính 40% diện tích sàn nhưng móng cọc chi phí ép cọc tính riêng nên nếu cọc ép quá sâu trên 7m chi phí sẽ cao hơn.
Nhược điểm
- Chỉ thích hợp với các công trình nhỏ, có quy mô từ 1 trệt 1 lầu sân thượng trở lên và diện tích sàn dưới 80m2
- Móng băng nếu tải trọng quá lớn có thể bị lún dần theo thời gian. Nếu nền đất quá yếu phải gia công thêm cọc cừ tràm.
- Thời gian thi công móng băng lâu hơn kéo dài hơn so với móng cọc.
- Chi phí móng băng sẽ cao dần nếu diện tích quá lớn.
- Chỉ sử dụng móng băng cho nền đất tốt.
Ưu – nhược điểm của móng cọc
Ưu điểm
- Có thể sử dụng trên nền đất yếu có độ bền tốt, phù hợp với nhà phố trên 3 tầng.
- Đóng móng cọc cho nhà có thời gian thi công nhanh, ép cọc thi công trong 1 – 4 ngày
- Có thể dễ dàng nâng tầng nếu ép cọc chịu đủ tải trọng
- Hẻm từ 1m6 đến 4m và bề ngang nhà từ 3m – 4m có thể thi công cọc ép neo. Hẻm lớn 4m xe tải có thể dễ dàng thi công cọc ép tải.
- Cọc ép neo có thể chịu tải từ 40 đến 60 tấn, cọc ép tải có thể chịu tải trên 60 tấn.
- Cọc khoan nhồi chịu tải tốt phù hợp với nhà cao tầng và chung cư.
Nhược điểm
- Chi phí thi công ép cọc không nằm trong báo giá xây nhà hoàn thiện trọn gói.
- Đất cứng khó có thể ép cọc.
- Hẻm nhỏ dưới 1m6 không thể thi công vì máy ép cọc không thể vào được.
- Chi phí cọc khoan nhồi cao hơn rất nhiều cọc ép tải.
- Khi thi công ép cọc có thể ảnh hưởng đến kết cấu móng nhà kế bên.
- Cọc ép neo số lượng tim cọc sẽ nhiều cọc ép tải vì khả năng chịu tải yếu hơn.
Quy trình thi công móng cọc và móng băng
Quy trình thi công móng băng

Bước 1. Giải phóng mặt bằng
- Giải phóng mặt bằng, san bằng khu đất thật đều
- Chuẩn bị sẵn sàng các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết theo đúng thông số kỹ thuật
Bước 2. San lấp mặt bằng – Công tác đất
Bước công tác đất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công được tiến hành nhanh, thuận tiện trong điều kiện tốt nhất không ảnh hưởng đến tiến độ. Theo kinh nghiệm xây nhà thì đất tại khu vực đó cũng được xử lí một cách bài bản như sau:
- Xác định trục công trình trên mặt bằng khu đất dựa theo bản hướng dẫn thiết kế móng cọc có sẵn.
- Đào móng theo trục công trình đã được xác định.
- Dọn sạch khu vực móng vừa đào, đảm bảo cho khu vực móng trong điều kiện khô ráo nhất (hút nước nếu xuất hiện nước dưới phần hố móng)
Bước 3. Công tác cốt thép khi làm móng băng
Các bước tiến hành gia công cốt thép khi làm móng nhà:
- Cắt thép và gia công thép. Cần chọn những thanh thép đảm bảo chất lượng, không bị gỉ.
- Đổ một lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch trên nền.
- Đặt các bản kê lên trên lớp bê tông lót.
- Đặt thép móng băng.
- Đặt thép dầm móng.
- Đặt thép chờ cột.
Bước 4. Công tác cốt pha
Công tác cốp pha là công đoạn thi công quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền chắc của công trình xây dựng. Ngoài ra, cây chống cần được xây dựng đúng quy trình và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, mật độ của cây chống cần được chính xác cụ thể và tỉ mỉ.
Gỗ chống cần được chống xuôi, chân đế cây chống phải được làm bằng gỗ để chắc chắn, tránh tình trạng bị xê dịch trong quá trình thi công.
Bước 5. Công tác bê tông khi làm móng băng
Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình thiết kế móng băng. Khi tiến hành cần đảm bảo theo đúng quy phạm, bê tông được đổ vào móng đầy và chắc, không được trộn lẫn rác vào. Nên đổ móng bê tông từ phía xa đến phía gần, phải bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốp thép gây sai lạc vị trí.
Quy trình thi công móng cọc
Chuẩn bị kỹ mặt bằng thi công xây dựng
- Khảo sát địa chất trước khi làm móng cọc và móng băng
- Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của các loại cọc để dùng trong quá trình thi công.
Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra thật kỹ khu đất trước khi bắt đầu tiến hành
- Xác định vị trí ép góc.
- Trang thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra và lắp đặt đúng quy định.
Quy trình ép cọc bê tông cốt thép

Bước 1: Tiến hành ép cọc C1
Bước 2:
- Tiến hành ép các cọc ép tiếp theo (C2 nối tiếp cùng với C1) đạt đến độ sâu thiết kế. Bạn cần kiểm tra bề mặt của 2 đầu đoạn cọc. Tiến hành sửa chữa thật phẳng.
- Lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng cho phép không quá 1%.
- Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế.
- Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép.
- Khi độ nén tăng đột ngột nghĩa là mũi cọc xuyên tới lớp đất cứng hơn, cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi cho phép.
Bước 3:
- Khi cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc
- Ép cọc cho đến độ sâu thiết kế.
Bước 4:
Sau khi ép cọc xong tại một vị trí, chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo đã được thiết kế để tiếp tục ép cọc.
Tiến hành công việc ép cọc tương tự như ép cọc đầu tiên.
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện:
- Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định.
- Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1cm/s.
Quy định về sai số
- Độ nghiêng của cọc không được vượt quá 1%.
- Vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số phải bé hơn 75mm so với nơi thiết kế.
Gia công cốt thép
- Sửa thẳng và đánh gỉ.
- Tiến hành cắt và uốn cốt thép với hình dạng của móng.
- Nối theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.
Lắp dựng cốp pha
- Khung cốt thép sau khi nối phải bền chắc.
- Ván khuôn cần đạt tiêu chuẩn ráp đúng với yêu cầu kĩ thuật. Mục đích làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông.
- Chân đỡ cần phải đúng tiêu chuẩn. Đúng mật độ, và được lắp đặt theo đúng quy cách.
Đổ bê tông móng
- Dùng bê tông lót để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông. Bê tông lót có chiều dày tầm 10cm.
- Sau khi đổ bê tông, cần nhanh chóng dùng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông.
- Biện pháp bảo dưỡng bê tông và yêu cầu bảo dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất trong thi công xây dựng
Trên đây là những thông tin về ưu nhược điểm và quy trình thi công của móng cọc và móng băng. Thông qua những chia sẻ trên bạn có thể cân nhắc việc đổ móng làm nhà để đảm bảo thẩm mỹ cũng như độ bền bỉ cho căn nhà tương lai.
Còn nếu đang gặp khó khăn trong việc lên bản vẽ, xây dựng nhà ở? Liên hệ ngay với MM Home để được tư vấn bạn nhé!
—————————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511