Bạn đã biết hết các loại mái nhà và chi phí thi công?
Các loại mái nhà được thi công nhà phố hiện nay, có hai loại là mái bằng và mái thái. Trong đó, khi chia nhỏ theo cách thức thi công thi có mái lợp tôn, mái bê tông cốt thép… Mỗi loại mái có phương thức xây dựng và chi phí thi công khác nhau tùy theo nhân công, giá vật liệu và diện tích xây dựng.
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các loại hình mái nhà cũng như các loại vật liệu lợp mái nhà đang phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu xem loại mái nào sẽ phù hợp nhất với công trình xây dựng nhà ở của mình bạn nhé!
Xem thêm:
- Các loại móng nhà thường gặp trong xây dựng nhà phố hay nhà biệt thự
- Cách làm giếng trời thông gió cho nhà thoáng đãng, mát mẻ
- Nên lợp mái tôn hay mái ngói đảm bảo an toàn, bền đẹp cho nhà ở
- Nhà mái Nhật: Thiết kế độc đáo tô điểm cho ngôi nhà của bạn
Mái thái
Mái nhà có cấu trúc kiểu Thái là một trong các kiểu mái nhà rất được ưa chuộng cả ở thành phố lẫn nông thôn Việt Nam. Sở dĩ gọi là mái thái vì nó xuất phát từ Thái Lan, đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói, rất phù hợp cho nhà phố tân cổ điển.
Ưu điểm của mái nhà kiểu Thái này gồm:
- Tạo điểm nhấn trong kiến trúc như mái nhà xưa
- Đảm bảo khả năng chống nóng hiệu quả trong ngày hè
- Nhờ độ dốc đặc trung nên khi mưa rơi không gây tiếng ồn và không bị đọng nước.
Tuy nhiên, loại mái nhà kiểu thái đòi hỏi thi công rất tỉ mỉ nên khi sửa chữa hoặc bảo trì tốn khá nhiều thời gian. Cũng chính vì đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao nên chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn bình thường. Do đó một ngôi nhà mái thái 2 tầng có thể ngang bằng chi phí với ngôi nhà 3 tầng mẫu nhà bình thường khác.

Mái bằng
Mái bằng là loại mái lợp nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bằng bê tông. Đây là thiết kế mái nhà chưa bao giờ lỗi thời và phù hợp với nhà phố có diện tích khiêm tốn. Ưu điểm của nhà mái bằng phải kể tới gồm:
- Chịu tải tốt dễ dàng lắp đặt hệ thống nước nóng, bồn nước lạnh.
- Kiên cố, bền bỉ với thời gian.
- Có khả năng chống chịu trước tác động của tự nhiên cao hơn các loại mái khác.
- Khả năng chống cháy cao và không lo dột, thủng như mái tôn hoặc mái ngói.
- Dễ dàng sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp.
Tuy nhiên, khi làm kiểu mái nhà bằng này, cũng có những nhược điểm cần lưu ý
- Chi phí xây dựng cao: do mái nhà có trọng lượng nặng, gây áp lực lên phần móng nên phần móng cần xây dựng kỹ và chắc chắn. Do đó, chi phí xây dựng tổng thể cũng tăng đáng kể.
- Khả năng chống thấm kém: nhà mái bằng dễ bị thấm nước, gây vết loang lổ trên tường. Đặc biệt, nhà có diện tích mặt sàn của mái bằng càng lớn thì càng dễ bị thấm do hiện tượng co giãn khi thời tiết thay đổi.
- Khi trời mưa, mái bằng thường lưu lại rác thải như lá cây, cát, lâu thoát nước vì độ dốc nhỏ.
- Gây nóng nực vào mùa hè. Có thể giải quyết bằng các phương pháp cách nhiệt nhưng khá tốn kém và phức tạp.

Mái lợp tôn
Cả mái bằng và mái thái đều có thể dùng tôn làm vật liệu làm mái nhà. Thi công mái lợp tôn sẽ được tính hệ số chi phí 30% diện tích sàn mái. Ví dụ sàn mái 100m2 thì diện tích xây dựng mái tôn là 30m2 được tính thẳng vào phần thô của công trình.
Ưu điểm của mái lợp tôn
- Mái tôn thấm dột sẽ rất dễ phát hiện và xử lý.
- Dễ dàng thi công, không mất nhiều thời gian, công sức do tôn lợp mái có cấu trúc cực kì đơn giản, gọn, nhẹ
- Màu sắc đa dạng, mẫu mã phong phú đáp ứng mọi yêu cầu thẩm mỹ của công trình.
- Chi phí bảo trì thấp mà thời gian sử dụng khá lâu.
Nhược điểm của mái nhà lợp tôn là:
- Độ bền về lâu dài không thể nào bằng mái bê tông cốt thép, hay mái ngói.
- Mái tôn khi mưa xuống tạo âm thanh lớn.
- Hiệu quả chống nóng thấp hơn so với mái bê tông cốt thép và mái ngói.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều hãng tôn khác nhau nên bảng giá tôn lợp mái có sự chênh lệch giữa các nhà sản xuất. Khi quyết định chọn tôn lợp, ngoài yếu tố chất lượng, các gia chủ nên tìm hiểu trước bảng giá tôn lợp mái bằng cách đến tại các cửa hàng phân phối chính thức hoặc qua website của hãng.

Mái bằng bê tông cốt thép
Mái nhà bằng bê tông cốt thép là hình thức đổ sàn mái bằng bê tông cốt thép gồm cát, đá, xi măng, cốt thép. Được đóng coffa tạo thành các ván khuôn, bên dưới là hệ xà gồ cùng cây chống để chống đỡ. Đây là một trong các loại mái nhà thường xuất hiện ở những khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ…
Đặc điểm của mái bằng bê tông cốt thép:
- Cực kỳ bền, có tuổi thọ lên đến 50 năm trong điều kiện khí hậu thuân lợi
- Chịu được mưa đá, gió lớn, mục nát, côn trùng phá hoại thậm chí là hỏa hoạn
- Chi phí bảo trì thấp do khó bị hư hỏng bởi tác động lực bên ngoài. Nếu có hư hại thì chỉ cần sửa ngay tại chỗ hư hỏng, không cần thay thế toàn bộ
- Là vật liệu lợp mái chống nóng, cách nhiệt tốt
- Chi phí thi công tính 50% diện tích sàn mái
- Tùy nhu cầu mà mái bê tông cốt thép thường được thi công thêm ốp lát gạch sàn mái và seno để chống thấm an toàn cho ngôi nhà về lâu dài.

Mái ngói với hệ vì kèo sắt
Mái ngói có cách thi công gần tương tự như mái tôn dùng hệ vì kèo bao gồm xà gồ sắt hộp, có thêm các sắt hộp nhỏ hơn được gọi là li tô dùng để cố định ngói. Khoảng cách giữa các li tô là 27 cm. Ngói nung có các gờ để đặt lên li tô và các ngói xếp chồng lên nhau.Các ngói đều khớp nhau với gờ cố định đảm bảo nước không chảy thấm qua mái.
Ưu điểm của loại mái ngói với hệ vì kèo sắt:
- Đảm bảo về tính vững chắc nhờ kết cấu hệ thép vì kèo được gắn kết với nhau một an toàn
- Thích ứng và bền bỉ với thời tiết: kèo thép sẽ không bao giờ sợ bị co nứt nẻ hoặc bị mối mọt, không lo bị han rỉ qua thời gian
- Có trọng lượng nhẹ và khả năng chịu lực tốt
Tuy nhiên, để đảm bảo tính kinh tế lâu dài và sự bền vững, cần sử dụng vì kèo có chất lượng tốt. Điều này khiến giá thành thi công bị đội lên khá cao do đó cần nghiên cứu và tìm hiểu trước về loại mái nhà này trước khi bắt tay xây dựng.

Mái bê tông dán ngói
Mái bê tông dán ngói cũng là một kiểu mái nhà phổ biến tại Việt Nam. Ưu điểm của kiểu mái này là:
- Có khả năng chống ồn rất tốt.
- Tạo nên khoảng áp mái sạch sẽ và không bị bụi bẩn trong không gian này.
- Mái nhà có độ bền cao, tuổi thọ lớn, hạn chế tối đa việc sửa chữa, cũng như tính an toàn cho ngôi nhà cũng được đảm bảo.

Loại mái này cũng có những nhược điểm gồm:
- Tốn kém về vật liệu, chi phí: Mái bê tông dán ngói rất bền tuy nhiên kinh phí cao nhất trong 4 loại mái được tính 100% diện tích sàn mái
- Có thể dễ dàng bị co ngót do những điều kiện về thời tiết nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.
- Khó xử lý hơn nếu không may bị thấm hay dột.
Trên đây là các loại mái nhà phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Về chi phí thi công sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các chủ đầu tư. Do đó, trước khi thi công, hãy thống nhất thiết kế, nhân công, giá nguyên vật liệu để có kế hoạch chi trả tốt nhất nhé!
Bạn muốn biết loại mái nhà nào phù hợp với thiết kế ngôi nhà của mình? Các kiến trúc sư của MM Home sẽ tư vấn cho bạn loại mái nhà phù hợp dựa trên nhu cầu và sở thích của bạn, mang đến cho bạn không gian sống hoàn hảo nhất. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
—————————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511