MENU

4 lý do nên có bảng dự trù kinh phí trước khi xây nhà

Phạm Ngân
27/03/2022

bảng dự trù kinh phí

Để sở hữu một ngôi nhà đẹp, ưng ý và không phát sinh nhiều bảng dự trù kinh phí trong quá trình xây dựng, trước khi khởi công, bạn sẽ cần tính toán chi phí xây nhà cẩn thận và làm 1 bảng dự trù kinh phí thật chi tiết để ước lượng tương đối chính xác các khoản chi cần bỏ ra cho việc xây dựng ngôi nhà mới cần phải lên kế hoạch và dự trù kinh phí.

Trước khi quyết định xây nhà, đa phần chủ đầu tư ai cũng quan tâm đến vấn đề vô cùng thiết thực chính là bảng dự trù kinh phí xây nhà thường nằm ở mức bao nhiêu? Và làm thế nào để chi phí xây nhà không phát sinh thêm quá nhiều? Thấu hiểu được điều này, bài viết sau của MM Home sẽ chia sẻ một số thông tin về bảng dự trù kinh phí khi xây nhà cũng như lợi ích khi xây nhà có bảng dự trù kinh phí cho mọi người được biết. 

Bảng dự trù kinh phí xây nhà bao gồm những gì?

Chi phí xây dựng một ngôi nhà mới sẽ bao gồm rất nhiều khoản và được chia làm 3 giai đoạn là trước khi xây dựng, trong quá trình xây dựng và sau khi hoàn thiện. Thông thường, trong bảng dự trù kinh phí xây nhà sẽ bao gồm các khoản chi như:

  • Chi phí thiết kế nhà
  • Chi phí thủ tục pháp lý xây dựng
  • Chi phí phần thô
  • Chi phí vật tư hoàn thiện
  • Chi phí thiết kế nội thất
  • Chi phí xây dựng sân vườn, cổng, hàng rào
  • Chi phí nhân công (nếu bạn tự mua vật tư)
  • Chi phí phá vỡ nhà cũ, giải phóng mặt bằng (nếu có)
  • Khoản chi dự phòng trong trường hợp phát sinh.

Chi phí bản vẽ thiết kế và chi phí thủ tục pháp lý xây dựng là 2 khoản chi quan trọng mà bạn cần lưu ý ở giai đoạn chuẩn bị. Đối với bản vẽ thiết kế, tùy thuộc vào quy mô và mức độ xây dựng mà mức giá sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu ngân sách có hạn, bạn có thể cân nhắc chọn các bản vẽ thiết kế sẵn thay vì thuê kiến trúc sư để giảm thiểu chi phí. Còn đối với chi phí xin cấp phép xây dựng, thường sẽ dao động từ 3 – 15 triệu.

Đối với bảng dự trù kinh phí trong quá trình xây nhà, bạn nên chia làm 2 giai đoạn là xây nhà phần thô và phần hoàn thiện. Để tính chi phí xây nhà chính xác, bạn sẽ cần tính tổng diện tích xây dựng rồi nhân với đơn giá phần thô hoặc đơn giá hoàn thiện trọn gói. Ngoài ra, trong bảng dự trù kinh phí, bạn cũng sẽ cần tính đến chi phí tháo dỡ giải phóng mặt bằng nếu xây nhà mới trên nền nhà cũ. Chi phí này có thể dao động từ 10 – 30 triệu đồng 

Sau khi ngôi nhà hoàn thành, bạn cũng sẽ cần dự trù kinh phí cho việc thiết kế thi công nội thất. Chi phí này sẽ không cố định giá mà tùy thuộc vào lựa chọn của bạn. Cuối cùng, một khoản chi phí không thể thiếu đó là khoản chi phi dự phòng trong trường hợp phát sinh. Đây khoản dự trù kinh phí rất quan trọng bới nó sẽ giúp bạn tránh bị bối rối nên chi phí xây nhà bị “đội” lên so với bảng dự trù kinh phí. 

Xem thêm:

4 lý do nên có bảng dự trù kinh phí trước khi xây nhà

bảng dự trù kinh phí

1. Kiểm soát vật tư chặt chẽ và quy trình xây dựng kỹ càng hơn

Để thực hiện được bảng dự trù kinh phí xây dựng, bạn sẽ phải hiểu rõ về bản vẽ thiết kế chi tiết của ngôi nhà để tính ra được mức chi tiêu cụ thể qua từng giai đoạn xây dựng của công trình. Quá trình này bao gồm các bước: 

  • Xem và hiểu rõ về bản thiết kế của ngôi nhà mà kiến trúc sư đã thực hiện hoàn tất
  • Tham khảo và dự toán mức kinh phí xây dựng dựa trên bản vẽ thiết kế có sẵn 
  • Tìm hiểu và tham khảo giá vật nhiều ở nhiều nơi trên thị trường, sau đó chọn nơi phù hợp ký hợp đồng về vật tư và thời giá hiện tại
  • Làm bản cam kết với các nhà thầu xây dựng một cách rõ ràng về tiến độ thực hiện và các phát chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. 

Các bước trên sẽ bạn nắm rõ hơn về các quy trình xây dựng, các vật liệu cần có và thời gian dự kiến hoàn thành công trình cũng như các phương án giải quyết khi có bất kỳ phát sinh nào ngoài ý muốn diễn ra. 

2. Hạn chế phát sinh chi phí ngoài ý muốn

Trong quá trình xây dựng một ngôi nhà, có thể bạn sẽ ít lường trước được một số trường hợp phát sinh thường gặp, xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Muốn thay đổi một số các chi tiết trong bản thiết thế 
  • Phát sinh các vấn đề liên quan đến giấy tờ pháp lý xây dựng theo quy định cần giải quyết
  • Giá cả vật tư bất ngờ tăng do ảnh hưởng của thị trường 
  • Nhà thầu chậm tiến độ do lỗi kỹ thuật và gia tăng mức phí xây dựng do cần thêm nhân công  

Lúc này, nếu bạn đã có bảng dự trù kinh phí xây dựng từ trước, dựa trên bản vẽ thiết kế đã nhận từ kiến trúc sư thì sẽ hạn chế việc thay đổi thiết kế, bám sát vào kế hoạch ban đầu. Đồng thời bảng dự trù kinh phí cũng giúp bạn đoán trước hạn mức chi phí cho mỗi giai đoạn: xây thô, hoàn thiện, nội thất.. Từ đó, có thể lên kế hoạch chi tiêu hợp lý sao cho phù hợp với kinh phí đã đề ra. 

3. Dự trù kinh phí cho các khoản chi phí dự phòng

bảng dự trù kinh phí

Bên cạnh bảng kinh phí dự trù, bạn cần chuẩn bị thêm một khoản chi phí dự phòng trong quá trình xây dựng nhà ở (thường nằm ở mức từ 20% – 30% so với mức kinh phí dự trù ban đầu). Khoản kinh phí này để dành khi xảy ra các vấn đề ngoài dự kiến như nâng cấp vật tư, làm các công trình phụ như sân, tường rào…Mức kinh phí dự phòng rất quan trọng nhằm đảm bảo công trình xây dựng diễn ra suôn sẻ, không rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn và làm đình trệ tiến độ thi công.

4. Bảng dự trù kinh phí giúp bạn chủ động trong quá trình xây dựng và điều động vốn

Thời gian xây dựng một ngôi nhà sẽ mất từ 4 đến 8 tháng tùy theo quy mô và diện tích. Do đó, nguồn kinh phí của gia chủ phải luôn nằm trong tình trạng sẵn sàng cung ứng cho quá trình xây dựng. 

Bảng dự trù kinh phí xây nhà sẽ giúp chủ đầu tư biết về tổng mức kinh phí và các hạn mức chi tiêu cho mỗi giai đoạn thi công. Mỗi giai đoạn chủ thầu sẽ làm rõ và thống kê cụ thể để gia chủ được biết, như vậy sẽ tiện lợi và đơn giản hơn cho việc chuẩn bị kinh phí. Trong trường hợp có bất cứ vấn đề phát sinh tốn thêm các chi phí, gia chủ cũng có thể chủ động xoay sở nguồn tài chính của mình mà không rơi vào thế bị động, thiếu hụt. Công trình cũng không bị trì hoãn do thiếu hụt kinh tế. 

Bài viết trên đây là những vấn đề liên quan đến bảng dự trù chi phí cho việc xây nhà và các giải pháp đề ra nhằm khắc phục các trường hợp phát sinh thêm mức kinh phí ngoài ý muốn cùng với hướng dẫn lập bảng dự trù kinh phí. Chuẩn bị trước bảng dự trù kinh phí trước khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nhà ở sẽ giúp bạn tránh rơi vào thế bị động, mọi thứ sẽ được diễn ra suôn sẻ đẩy nhanh tiến độ thi công và sở hữu cho mình một căn nhà mơ ước, một tổ ấm bình yên để trở về sau một ngày làm việc học tập mệt mỏi. 

Bạn đang có ý định xây dựng ngôi nhà mới và đang tìm kiếm những bản vẽ thiết kế sẵn có thể điều chỉnh để vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể sở hữu được một ngôi nhà độc đáo? Nếu vậy, đừng ngần ngại liên hệ với MM Home ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể.

—————————————————————————————————————————————————————-

Liên hệ MM Home

Địa chỉ:

  • 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 0369 115 511

Nhập email để theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ MM Home nhé!