Bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế khác nhau như thế nào?
Bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế là 2 thuật ngữ rất thường được nhắc đến. Thế nhưng, thực tế, nếu không phải là người am hiểu về lĩnh vực thiết kế xây dựng thì sẽ ít khi hiểu rõ về điểm khác biệt giữa 2 loại bản vẽ này.
Rất nhiều người khi có ý định xây dựng nhà mới thắc mắc không biết bản vẽ xin phép xây dựng là gì và bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì, bản vẽ thiết kế nhà ở là gì, hai bản vẽ này có gì khác nhau. Trong bài viết này, MM Home sẽ chia sẻ với bạn thông tin về điểm khác biệt giữa 2 loại bản vẽ này để giúp bạn hiểu và chủ động hơn khi thiết kế và xây dựng ngôi nhà cho cả gia đình nhé!
Bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế khác nhau như thế nào?
Bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ thiết kế là 2 loại bản vẽ khác nhau. Cụ thể:
Bản vẽ thiết kế xây dựng
Đây là bản vẽ mặt bằng chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao, mặt đứng, mặt cắt… để cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không. Bản vẽ xin phép xây dựng sẽ bao gồm:
- Bản vẽ mặt bằng: Gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ. Bản vẽ mặt bằng tổng thể sẽ thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất, vị trí công trình với hệ thống đường đi, cây xanh cũng như sự quy hoạch của khu đất. Còn bản vẽ mặt bằng sơ bộ sẽ thể hiện mặt bằng từng tầng, từ tầng trệt, lầu, lửng tới các mái.
- Bản vẽ mặt cắt: Bản vẽ nhìn từ trên xuống cắt ngang qua ngôi nhà (vuông góc thẳng đứng với mặt đất), cho thấy không gian bên trong, chiều cao, số tầng, chiều cao các tầng, các ô cửa, kích thước tường, độ cao dầm, độ dày sàn, cấu tạo vì kèo, sàn mái, cầu thang, vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng. Bản vẽ mặt cắt cũng cần thể hiện được phần móng và phần hầm tự hoại.
- Bản vẽ mặt đứng: Bản vẽ nhìn vuông góc với công trình, cho thấy chi tiết chiều cao, vật tư, đồng thời thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.
Ngoài ra, trong khung tên bản vẽ xin phép xây dựng sẽ cần thể hiện đủ 3 phần quan trọng là tên công ty có chức năng xin phép (tên công ty, địa chỉ, mã số thuế và số điện thoại của chủ doanh nghiệp), kiến trúc sư thiết kế (ký và ghi rõ họ tên), phần thông tin chủ nhà (ký và ghi rõ họ tên của chủ nhà đúng với tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất). Bên cạnh đó, trong hồ sơ cũng sẽ cần có bản đồ tọa độ vị trí thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như những khu đất liền kề xung quanh.
Để thực hiện bản vẽ xin phép xây dựng đầy đủ theo quy định, bạn sẽ cần làm việc với kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế về cách bố trí mặt bằng vật dụng sao cho phù hợp với gia đình. Từ đó, kiến trúc sư sẽ thực hiện các bản vẽ mặt cắt, mặt đứng chính của ngôi nhà và khai triển thành bản vẽ xin phép xây dựng.
Xem thêm:
- Cách đọc bản vẽ xây dựng “chuẩn” như dân trong nghề
- Bản vẽ xây dựng là gì? Vì sao cần có bản vẽ xây dựng?
Bản vẽ thiết kế nhà
Đây là bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà, diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh. Đây là thứ không thể thiếu trước khi tiến hành thi công bởi bản vẽ không chỉ giúp bạn dễ hình dùng về ngôi nhà sau khi hoàn thiện mà còn giúp các kỹ sư, nhà thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà cũng như biết được diện tích, kích thước, bố trí từng phần trong nhà.
Một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh sẽ từ 80 – 200 trang A3 được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, sắp xếp đúng theo trình tự từng hạng mục. Cụ thể, bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế sẽ gồm:
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc: Gồm bản vẽ mặt bằng (giúp định vị hướng và không gian xung quanh), bản vẽ mặt đứng (thể hiện chiều cao cân đối về hình khối), bản vẽ mặt cắt (thể hiện chi tiết bên trong), bản vẽ phối cảnh (hình ảnh 3D của ngôi nhà giúp bạn có cái nhìn trực quan, sinh động từ nhiều góc độ).
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế chi tiết: Gồm bản vẽ mặt bằng kích thước (chi tiết bố trí mặt bằng), mặt bằng lát gạch (kích thước, màu sắc, chủng loại gạch), mặt bằng trần (kích thước trần), mặt bằng bố trí cửa, quy cách cửa (vị trí, kích thước, loại cửa sẽ dùng), chi tiết nhà vệ sinh (loại gạch, vị trí sơn nước), chi tiết cầu thang (độ cao, độ dốc, kích thước ban công, kích thước các bậc thang, lát gạch..), chi tiết lan can, chi tiết vách kín, chi tiết các phòng khách, bếp, ngủ… (vị trí đồ đạc, nội thất…)
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế kết cấu: Gồm bản vẽ mặt bằng định vị cọc (thể hiện vị trí, khoảng cách giữa các cọc để thấy được cách thức bố trí, độ an toàn), mặt bằng móng, chi tiết móng, mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột, mặt bằng dầm sàn, mặt bằng thép
- Hồ sơ thiết kế phần điện, cấp thoát nước và công nghệ thông tin: Gồm sơ đồ điện, mặt bằng bố trí chiếu sáng, ổ cắm, ti vi, điều hòa…; mặt bằng cấp, thoát nước các tầng, chi tiết lắp đặt đường nước, hố ga, hầm tự hoại.
- Hồ sơ thiết kế nội thất (nếu có).
Sau khi có giấy phép xây dựng có được chỉnh sửa bản vẽ thiết kế không?
Nếu xây nhà vượt quá mức cho phép được ghi trong giấy phép, bạn có thể bị phạt cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 1.000.000 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị (theo Khoản 5 Điều 13 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP).
Còn nếu xây dựng nhà sai bản vẽ bên trong và không ảnh hưởng đến an toàn công trình hoặc giảm số tầng thì sẽ không bị xử phạt. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, nếu việc xây dựng nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không coi là hành vi xây dựng sai phép:
- Thay đổi thiết kế bên trong công trình mà không ảnh hưởng đến việc phòng cháy chữa cháy; môi trường; công năng sử dụng; kết cấu chịu lực chính hoặc kiến trúc mặt ngoài công trình
- Giảm số tầng so với giấy phép xây dựng đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
Xin giấy phép xây dựng cũng là một khâu khá quan trọng mà bạn cần chú ý trước khi tiến hành khởi công. Trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng, bản vẽ xin phép xây dựng là một phần không thể thiếu nên bạn sẽ cần làm việc sát sao với đơn vị thiết kế để việc xin giấy phép diễn ra thuận lợi.
Ngoài bản vẽ xin phép xây dựng, bạn cũng sẽ cần có bản vẽ thiết kế nhà để dễ hình dung về phong cách thiết kế của ngôi nhà cũng như giúp đơn vị thi công dễ thực hiện và hoàn thiện ngôi nhà theo đúng ý bạn. Nếu bạn có chi phí xây nhà hạn hẹp, không đủ để thuê kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để thực hiện bản vẽ thiết kế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các bản vẽ thiết kế sẵn của MM Home với mức giá “phải chăng”.
Các bản vẽ của MM Home có phong cách thiết kế độc đáo, sáng tạo với điểm nhấn nổi bật là thiết kế xanh mát, trong lành, tiện nghi, chắc chắn sẽ đem đến cho gia đình bạn không gian sống thoải mái và ấm áp. Đặc biệt, với các bản vẽ của MM Home, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh về vật tư và màu sắc để có thể sở hữu ngôi nhà mang phong cách của riêng bạn nữa đấy! Chần chừ gì nữa mà không liên hệ với MM Home ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể bạn nhé!
—————————————————————————————————————————————————————-
Liên hệ MM Home
Địa chỉ:
- 26 Đường số 55, Khu phố 2, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
- 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- 58 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0369 115 511